Lựa chọn nghề nghiệp là một quyết định gây ảnh hưởng toàn diện đến cuộc sống của bất kỳ ai. Xã hội ngày càng phát triển, những yêu cầu của công việc cũng thay đổi và đòi hỏi nhiều yếu tố từ ứng viên hơn. Và tiêu chí chọn ngành của con người cũng thay đổi ít nhiều khi quyết định chọn ngành chịu tác động từ nhiều yếu tố chủ quan và khách quan.
Với những người có hứng thú với kinh doanh, Marketing là một trong những sự lựa chọn hàng đầu, nhất là trong bối cảnh công nghệ thông tin ngày càng phát triển như hiện nay.
Hãy cùng nhau đưa ra một cái nhìn tổng quát về ngành Marketing, để có một quyết định đúng đắn, liệu có nên chọn ngành Marketing?
I. Marketing là gì?
Khi nói tới Marketing, bạn sẽ nghĩ tới điều gì đầu tiên? Các quảng cáo trên tivi, báo đài? Nhân viên tiếp thị, phát sản phẩm mẫu miễn phí? Là việc làm nói dối và tiêu tiền?
Không có một doanh nghiệp nào lại không cần đến hoạt động Marketing. Thực tế cho thấy sự thành bại của một công ty phụ thuộc khá nhiều vào Marketing. Tuy nhiên, công việc Marketing không đơn giản như người ta vẫn nghĩ. Marketing là việc nghiên cứu, tiếp cận thị trường, phát hiện ra các cơ hội kinh doanh và khai thác một cách có hiệu quả. Marketing tìm cách trả lời cho các câu hỏi: khách hàng cần gì, khi nào, ở đâu và sẵn sàng chi bao nhiêu cho nó? Chức năng chủ yếu của Marketing là thu hút và giữ gìn khách hàng thông qua các các chiến lươc Marketing.
Marketing hiện nay gồm 2 mảng chính: Marketing truyền thống và Digital Marketing . Trong thời đại công nghệ hiện nay thì Digital Marketing đang chiếm thượng phong và ngày càng phát triển mạnh mẽ.
>>Xem ngay: Việc làm Marketing
II. Vậy thì làm Marketing là làm gì?
– Nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu và dự báo xu hướng vận động của thị trường, phân tích tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
– Nghiên cứu và theo dõi cạnh tranh: dự báo phản ứng của các đối thủ, đề xuất kế hoạch đối phó với cạnh tranh.
– Nghiên cứu hành vi mua của người tiêu dùng: phân tích và dự đoán những phản ứng có thể có của người tiêu dùng đối với chính sách Marketing của doanh nghiệp.
– Xây dựng và lựa chọn chiến lược Marketing một cách tối ưu cho các nhóm khách hàng khác nhau.
– Nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới nhằm đáp ứng tốt hơn mọi nhu cầu của khách hàng.
– Xây dựng và quản lý chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng các cấp độ nhu cầu khác nhau, các nhóm khách hàng khác nhau.
– Xây dựng và điều chỉnh chính sách giá của sản phẩm.
– Thiết kế và quản lý kênh phân phối sao cho sản phẩm đưa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
– Liên hệ và booking phương tiện truyền thông.
– Phối hợp với bộ phận thiết kế để thiết kế thông điệp và hình ảnh truyền thông.
– Viết thông điệp truyền thông…
III. Người làm Marketing cần có những tố chất nào?
– Kiên trì: nếu bạn không có tính nhẫn nại, bạn rất dễ bị căng thẳng trước áp lực công việc và trước những kết quả không như mong đợi. Tránh hiện tượng “nhanh nhẩu đoản” và gây ra những hậu quả khôn lường trong hoạt động Marketing.
– Tự tin, dám mạo hiểm và chấp nhận rủi ro: Là nhứng đức tính cần thiết hàng đầu trong kinh doanh để đi đến thành công. Trong kinh doanh cơ hội càng lớn đi đôi với rủi ro càng nhiều. Biết chấp nhận rủi ro, mạo hiểm, bạn sẽ là người tiên phong.
– Năng động, linh hoạt, sáng tạo: Marketing đòi hỏi người làm phải nhìn nhận vấn đề trong trạng thái biến đổi vì chúng ta đang sống trong một môi trường luôn thay đổi. Người làm Marketing phải biết điều chỉnh linh hoạt các quyết định của mình cho hợp lý với sự thay đổi của thị trường hiện tại và tương lai.
– Kỹ năng giao tiếp, truyền đạt thông tin và là người truyền lửa: Tiêu chuẩn 4S trong giao tiếp: Smile (tươi cười), smart (thông minh), speed (nhanh nhạy), sincerity (chân thành).
IV. Điều kiện làm việc và cơ hội thăng tiến như thế nào? Liệu có nên chọn nghề Marketing?
Với nghề Marketing, bạn có thể làm việc tại phòng Marketing trong bất kỳ một công ty sản xuất hay dịch vụ nào, hơn hết bạn sẽ được đặc biệt chào đón tại các một công ty agency. Với người làm Marketing truyền thống thì họ phải thường xuyên ra ngoài điều tra thị trường, lập số liệu thống kê… Nhưng với người làm Digital Marketing thì hầu như họ chỉ làm việc với máy tính có kết nối mạng internet. Phạm vi và môi trường làm việc của người làm Marketing rất rộng mở, nhưng cũng rất áp lực, cho nên nó cũng đòi hỏi tính tư duy và sáng tạo… Nhưng nhìn chung, do tính chất công việc thời công nghệ nên người làm Marketing đa số là giới trẻ, nên môi trường làm việc của nghề Marketing hiện nay rất năng động và trẻ trung.
Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, thị trường thương mại điện tử đang lên ngôi, 49% các bản tin tuyển dụng ngày nay tại Việt Nam thuộc về các lĩnh vực ngành marketing. 30% các vị trí quản lý cấp cao trong doanh nghiệp do những người từng có kinh nghiệm trong ngành Marketing nắm giữ.
Marketing không phải là một nghề mới, nhưng chưa bao giờ là một nghề lỗi thời. Và chưa khi nào nhân sự lành nghề Marketing lại được các doanh nghiệp săn lùng như hiện nay. Được đánh giá là một ngành HOT với mức lương khá và có tương lai, nghề Marketing sẽ còn tiếp tục tăng nhiệt hơn trong thời gian sắp tới.
Nếu bạn đang có ý định tham gia vào đội ngũ Marketing thế hệ mới, trở thành một Digital Marketer, hãy tham khảo bài viết “Chiến dịch hiện thực hóa ước mơ làm nghề Digital Marketing 2016” để có được những thông tin chi tiết về các kỹ năng cần thiết ở mỗi lĩnh vực thuộc Digital Marketing, để có hướng đi đúng đắn và nhanh chóng.
_____________________________
Mọi thông tin liên hệ:
Việc làm IconicJob.vn – Cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao, mạng tuyển dụng việc làm tiếng Nhật uy tín tại Việt Nam. Ứng tuyển ngay việc làm từ các nhà tuyển dụng Nhật Bản hàng đầu tại Việt Nam.