iconicJob.vniconicJob Việt Nam - Career Blog

Sếp khó tính? Đừng lo

Trong trí tưởng tượng của mỗi người, ai cũng mong muốn có một người sếp tâm lý, tuyệt vời. Tuy nhiên, đôi khi cuộc đời lại không diễn ra theo ý mà bạn mong muốn. Dành 8-10 tiếng để làm việc mỗi ngày, những người bạn sẽ tiếp xúc ngoài đồng nghiệp ra thì còn có cả sếp. Nếu vẫn đang còn đứng trên bờ vực không biết phải “đối đầu” với một người sếp khó tính như thế nào? Thì xin chúc mừng bạn, bài viết này chính xác là dành riêng cho bạn rồi đấy!

1. Hãy chắc chắn rằng bạn đang làm việc cho một vị sếp khó tính

Trước khi đọc tiếp những mục tiếp theo, hãy chắc chắn rằng bạn đang làm việc cho một vị sếp khó tính. Nhìn mọi vấn đề từ hai phía sẽ luôn giúp bạn có những nhận định tốt hơn trong mọi việc, trong trường hợp này, bạn nên xem xét kỹ rằng liệu sếp khó tính là do bạn, hay do bản chất và thói quen làm việc của họ là như thế?

Bí quyết hiệu quả đối đầu với sếp khó tính

Nếu bạn đã cảm thấy mình luôn làm tốt công việc của mình, đạt được KPI đúng hạn, thế nhưng bạn lại liên tục bị làm khó, liên tục bị tìm ra những cái xấu trong rất nhiều điểm tốt mà bạn đã làm. Thì chắc chắn rồi, bạn đã sẵn sàng để đến với những “bí kíp” tiếp theo.

Đặt trường hợp ngược lại, nếu bạn cảm thấy bản thân vẫn đang chưa làm việc quá hiệu quả, thì việc bị sếp la, làm khó, nguyên nhân có thể bắt đầu từ chính động thái của bạn. Ai cũng mong muốn công việc trôi chảy cả, vậy nên trong tình huống này, hãy duy trì khả năng làm việc tối đa, đồng thời theo dõi thái độ từ sếp. Nếu bạn vẫn tiếp tục bị khó dễ thì chắc hẳn không còn gì để bàn cãi – bạn có một vị sếp vô cùng khó tính.

2. Tập theo dõi những đồng nghiệp xung quanh

Theo dõi ở đây có thể hiểu theo nghĩa tích cực, hãy quan sát để tìm ra lý do tại sao bạn làm tốt nhưng lại không được tuyên dương, còn một trong số những người đồng nghiệp của bạn lại làm hài lòng được sếp? Từ đó phát huy thêm những điểm mạnh của cá nhân, đồng thời học theo thói quen làm việc của các cá nhân tiêu biểu. Chắc chắn bạn sẽ cóp nhặt được cho mình những kinh nghiệm làm việc phù hợp với phong cách của sếp hơn.

Bí quyết hiệu quả đối đầu với sếp khó tính

3. Đừng chỉ vì lý do này mà để ảnh hưởng đến công việc của bạn

Không quan trọng rằng sếp bạn có thái độ tiêu cực đến đâu, hãy tập mặc kệ và tập trung vào công việc của bạn. Hãy nhớ đến lý do tại sao bạn bắt đầu với công việc này, những mong muốn mà bạn từng kỳ vọng, thăng tiến mà bạn từng đặt ra. Nếu bạn vẫn muốn tiếp tục làm việc, hãy tập cho mình có một cái đầu lạnh.

Thái độ của sếp chị phản ánh một phần nhỏ chất lượng công việc của bạn, bạn vẫn có rất nhiều động lực khác xung quanh. Hãy thử trò chuyện với các đồng nghiệp nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn cũng như tìm cho mình những giải pháp để xả stress trong những lúc cảm thấy bị áp lực căng thẳng.

Xem thêm: Trễ deadline: Do sếp hay nhân viên?

4. Hãy luôn đi trước một bước

Như những bộ phim mà bạn đã từng xem, các nhân vật thông minh ngoài có cho mình những phương án A, họ còn tìm cho mình những đường lui. Đó là phương án B, C, và thậm chí là D. Những người sếp khó tính thường có xu hướng chú trọng vào những thứ tiểu tiết, hãy đảm bảo rằng bạn đã tỉ mỉ cũng như tự chuẩn bị cho mình những phương án dự phòng. Tưởng là thừa nhưng hóa ra lại không hề thiếu, những phương án dự phòng sẽ giúp cho bạn xúc tiến công việc được nhanh hơn trong trường hợp sếp của bạn vẫn chưa hài lòng với những gì mà bạn làm ra.

Bí quyết hiệu quả đối đầu với sếp khó tính

5. Đừng mặc định cho rằng: “ Sếp của bạn luôn biết mọi thứ”

Để có một sản phẩm hay một công việc hoàn chỉnh, chúng ta có rất nhiều công sức và chất xám từ nhiều bộ phận trong công ty. Nhìn khách quan, sếp của bạn chỉ là một thành phần trong một tập thể to lớn. Người đứng đầu để quản lý không có nghĩa là họ luôn đúng. Hãy mạnh dạn bảo vệ quan điểm của mình về những gì thuộc phạm trù chuyên môn của bạn. Nếu bạn đúng, chắc chắn sếp sẽ có một cái nhìn khác về thái độ làm việc của bạn. Nếu bạn sai thì cũng không sao cả, bạn sẽ có thêm cho mình được những bài học kinh nghiệm tốt hơn, lấy đó làm bàn đạp để cải thiện khả năng làm việc mỗi ngày.

6. Tìm cho mình một công việc mới

Thoạt đầu chắc chắn nghe có vẻ buồn cười, nhưng hãy nghĩ kỹ mà xem, liệu bạn có đang làm việc trong một môi trường mà sức lao động và chất xám của bạn được tôn trọng? Nếu bạn là một người nhiệt huyết trong công việc, biết cách lắng nghe, không ngại sửa đổi thì chắc chắn vẫn còn rất nhiều công việc phía trước đang chờ đón bạn. Hãy tìm cho mình một công việc mới phù hợp hơn nếu bạn cảm thấy mối quan hệ giữa bạn và sếp hiện tại khá là toxic. Đôi khi, việc tìm cho mình một công việc mới không phải là trốn tránh, biết đâu được nếu học cách nói không với những tình huống cần thiết, bạn sẽ nhận ra được giá trị của mình nhiều hơn. Đúng không nào?

_____________________________

Mọi thông tin liên hệ:

Việc làm IconicJob.vn – Website tuyển dụng nhân sự tiếng Nhật, tìm việc làm tiếng Nhật uy tín tại Việt Nam. Chuyên tuyển dụng các Jobs tiếng Nhật cấp cao cho các Cty tầm cỡ của Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam.



Life is short, and it's up to you to make it sweet.
back-to-top iconicjob