iconicJob.vniconicJob Việt Nam - Career Blog

Bí kíp giúp bạn “sống sót” khi làm việc tại Nhật

Làm việc ở Nhật không hề đơn giản như bạn nghĩ, có rất nhiều những quy tắc nơi công sở mà nếu không nắm rõ thì bạn rất dễ bị mọi người “ngó lơ” hoặc không bao giờ thăng tiến nỗi. Vậy nên, để có thể vững vàng sống sót và xây dựng sự nghiệp trên mảnh đất phù tang, bạn nhất định phải thuộc nằm lòng những “luật ngầm” sau đây.

1. Không “vặn vẹo” cấp trên

Không gì có thể khiến bạn nhanh chóng mất việc bằng thói quen hỏi ngược lại cấp trên, hãy nhớ rằng bạn chỉ là “kohai” – “bậc hậu bối” còn sếp của bạn mới là “sempai” – những người “tiền bối” đi trước với nhiều năm kinh nghiệm. Văn hóa làm việc trong các công ty Nhật không cho phép bạn đặt câu hỏi với hàm ý “vặn vẹo” lời chỉ thị của cấp trên.

Là một người nước ngoài làm việc tại Nhật, bạn có thể tự nghĩ thầm rằng “Ông ấy/ bà ấy đang làm sai cách rồi”. Suy nghĩ là của bạn và không ai có quyền kiểm soát nó nhưng bạn tuyệt đối không được thốt ra ngoài. Nếu bạn muốn tự do bộc lộ ý kiến, thắc mắc của chính mình thì cách duy nhất là trở thành sempai (tuy nhiên, mục tiêu này khó có thể trở thành hiện thực vì bạn là người nước ngoài, không phải người Nhật).

Chừng nào bạn còn làm việc cho công ty thì đừng thể hiện quá nhiều

công ty Nhật, năm làm việc đầu tiên được xem như giai đoạn thử thách, dù bạn có đạt được thành tựu gì thì cũng khó được công nhận. Bạn chỉ nhận được sự tôn trọng khi đã gắn bó nhiều năm với công ty. Vậy nên, đừng cố “vượt rào” bằng cách đề bạt những ý tưởng tuyệt vời về việc công ty nên thay đổi ra sao khi bạn chỉ vừa mới “chân ướt chân ráo” vào làm việc, bạn sẽ bị mọi người tẩy chay ngay đấy.

>> Xem thêm: Đây là câu hỏi “căng não” sẽ gặp khi muốn làm việc tại Nhật

2. Đừng bao giờ bào chữa

bi-kip-giup-ban-song-sot-khi-lam-viec-tai-nhat-1

Đây là nguyên tắc tối quan trọng mà bạn cần ghi nhớ khi làm việc tại xứ sở hoa anh đào. Người Nhật không quan tâm đến chuyện bạn đúng hay sai, một khi họ đã ra quyết định thì hẳn là đều có nguyên nhân và họ sẽ có lý lẽ để bảo vệ chúng đến cùng. Nếu bạn cứ cố giải thích hay bào chữa thì chỉ khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn thôi.

Trong những tình huống như vậy, bạn nên áp dụng hình thức xin lỗi 申し訳ございません (mōshiwakegozaimasen), nghĩa là chỉ cần cúi đầu tỏ thành ý xin lỗi (không cần thừa nhận lỗi do bạn gây ra) và nói rằng sẽ không bao giờ tái phạm. Cấp trên sẽ cảm thấy hài lòng với hành động thức thời của bạn.

3. Làm thêm giờ là một hành động cần thiết

Nếu bạn có tìm hiểu trước thì hẳn đã biết 100% các công ty Nhật đều làm việc thêm giờ, đó không phải là mệnh lệnh của cấp trên mà là nét văn hóa lâu đời, thấm nhuần trong tư tưởng của mỗi người dân Nhật Bản.

Vì bạn là người nước ngoài nên bạn hoàn toàn có quyền ra về đúng giờ, không cần tuân theo quy tắc này. Tuy nhiên, muốn được sếp và đồng nghiệp yêu quý thì ở lại sau giờ làm việc là hành động không thể bỏ qua. Nếu bạn cứ liên tục là người ra về sớm nhất công ty thì sớm hay muộn tiếng xấu cũng đồn xa, bạn khó có được sự ưu ái của cấp trên và đồng nghiệp cũng dần xa lánh bạn (vì sợ ảnh hưởng danh tiếng).

4. Hãy học tiếng Nhật

bi-kip-giup-ban-song-sot-khi-lam-viec-tai-nhat-2

Nếu bạn sống ở Nhật từ 1 năm trở lên thì hãy cố gắng vượt qua rào cản ngôn ngữ. Bạn không cần phải thành thạo như người bản địa nhưng chí ít cũng hãy thử nói đôi ba câu. Đến cả những đoạn hội thoại giao tiếp cơ bản mà bạn cũng không thể nói thì bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội.

Đừng giải thích với bất cứ lý do gì: “Tôi quá bận”, “tiếng Nhật rất khó học” …, bạn phải có trách nhiệm thúc đẩy sự tiến bộ của bản thân. Có rất nhiều cách để trau dồi tiếng Nhật như nhờ đồng nghiệp chỉ dạy, tham gia các khóa học ngắn hạn hay đăng ký các lớp tình nguyện do chính người Nhật lập nên.

_____________________________

Mọi thông tin liên hệ:

Việc làm IconicJob.vn – Website tuyển dụng nhân sự tiếng Nhật, tìm việc làm tiếng Nhật uy tín tại Việt Nam. Chuyên tuyển dụng các Jobs tiếng Nhật cấp cao cho các Cty tầm cỡ của Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam.



Whatever happens, happens
back-to-top iconicjob