iconicJob.vniconicJob Việt Nam - Career Blog

Phát hiện nhân viên lười biếng nhờ những dấu hiệu đơn giản sau

Những người lười biếng luôn không được hoan nghênh. Đặc biệt trong môi trường công sở, một người lười sẽ kéo cả tập thể đi xuống, khiến công việc trì trệ, hiệu quả kém. Là một người quản lý, bạn cần biết cách nhận biết ra những nhân viên lười này để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.

Tìm đủ lý do viện cớ cho sự thất bại của mình

Phát hiện nhân viên lười biếng nhờ những dấu hiệu đơn giản sau

Cách một nhân viên đối diện với thất bại sẽ cho thấy họ là người như thế nào. Vì vậy, để tường tận hơn về nhân viên của mình, người quản lý cần quan sát biểu hiện, thái độ của họ trong tình huống này.

Những người lười thường không ý thức được lỗi lầm là do mình. Họ luôn viện cớ đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho các yếu tố khách quan. Chính tâm lý đổ lỗi này khiến họ không bao giờ tiến lên được, công việc luôn trì trệ, liên tiếp gặp thất bại.

Than vãn thay vì làm việc

Mỗi nhân viên chỉ có 8 tiếng đồng hồ ở công sở để làm việc và phấn đấu. Chính vì thế, những nhân viên thường xuyên than vãn sẽ đánh mất rất nhiều thời gian cho hành động vô bổ này.

Dấu hiệu nhận biệt nhóm nhân viên này khá đơn giản. Họ là những người than vãn bất kể mọi lúc mọi nơi. Một vấn đề nhỏ cũng đủ để khiến họ kêu ca cả ngày: tắc đường, bãi đỗ xe hết chỗ đậu tốt, sếp giao việc khó, đối tác khó tính,…

Đặc biệt, than vãn không giúp họ giải quyết vấn đề. Ngược lại, than vãn chỉ khiến tinh thần tiêu cực, công việc trì trệ hơn thôi.

Luôn chậm trễ deadline

Phát hiện nhân viên lười biếng nhờ những dấu hiệu đơn giản sau

Deadline luôn là cụm từ ám ảnh nhất của dân công sở. Người chăm chỉ, có ý thức làm việc sẽ luôn cố gắng hoàn thành công việc sếp giao đúng thời hạn. Ngược lại, nhân viên lười thường có tâm lý chây ì, “nước đến chân mới nhảy”. Đến lúc làm không kịp, họ lại tìm đủ lý do biện bạch cho sự trễ hẹn của mình: con ốm, bộ phận khác đưa báo cáo chậm,… Với những nhân viên này, việc chậm trễ là điều thường xuyên. Mặc dù đã hứa hẹn sửa đổi nhưng họ vẫn tiếp tục tái phạm trong các lần kế tiếp.

Đổ mọi trách nhiệm lên sếp

Nhân viên lười thì sếp khổ, đó là quy luật tất yếu. Nhân viên lười thường rất ít đưa ra ý kiến cá nhân, sếp chỉ đâu họ sẽ đánh đấy, sai thì sếp chịu. Nếu không dồn ứ lại cho sếp họ sẽ tìm cách thoái thác công việc sang cho những nhân viên khác. Nhìn chung, công việc mà họ phải làm càng ít càng tốt, thế nhưng, chế độ đãi ngộ của họ lại phải ngang bằng mọi người.

Hoàn thành công việc một cách hời hợt

Phát hiện nhân viên lười biếng nhờ những dấu hiệu đơn giản sau

Với nhân viên lười, cống hiến là từ ngữ chưa bao giờ có trong suy nghĩ của họ. Họ luôn làm việc cho xong, cho đủ mà thiếu quan tâm đến chất lượng.

Thông thường, những nhân viên này về rất đúng giờ. Kể cả có việc cần giải quyết ngay, họ cũng từ chối ở lại. Những việc sếp giao, họ vẫn làm, nhưng chất lượng chỉ ở tầm trung. Dần dần, khi các đồng nghiệp ngày càng tiến lên thì họ mãi dậm chân tại chỗ. Họ cho rằng mình đang đứng ở vùng an toàn, ngại thay đối.

Ngoài ra, cũng có một nhóm nhân viên tương tự như nhóm trên. Đó là những người chỉ làm việc có lợi cho mình, những việc giúp họ “lấy lòng” cấp trên. Còn các công việc phụ trợ họ sẽ cố gắng đẩy hết cho nhân viên mới vào. Tâm lý vụ lợi như vậy khiến họ không bao giờ dồn hết tâm sức vào công việc, mà chỉ hơn thua so bì với người khác. Nhóm nhân viên này thường là người khiến nội bộ xảy ra xích mích.

Không cố gắng hoàn thiện bản thân

Có một thực trạng nổi bật tại các công ty tư nhân hiện nay là: cơ hội thăng tiến, tăng lương không tỷ lệ thuận với số năm làm việc. Có những nhân viên làm việc tại công ty rất lâu nhưng mức lương, vị trí đều suy chuyển rất ít.

Không phải là người quản lý không nhận ra năng lực của họ. Điều cốt lõi là họ chưa bao giờ thực sự cố gắng. Công việc hoàn thành ở mức trung bình, chưa bao giờ tham gia vào các khóa đào tạo, kĩ năng, không bao giờ nhận thêm công việc khác để nâng cao chuyên môn. Suốt 3, 4 năm số công việc họ làm vẫn chỉ vỏn vẹn đến vậy, sếp muốn cân nhắc cũng rất khó. Dựa vào sự gắn bó với công ty, nhân viên lười ngày càng nảy sinh tâm lý ỷ lại, mãi dậm chân tại chỗ.

Nhân viên lười thì không có cơ hội phát triển. Họ chính là những người kéo cả bộ máy đi xuống. Để quản lý công ty một cách hiệu quả, người quản lý cần nhận diện được những nhân viên này và có biện pháp điều chỉnh phù hợp: nhắc nhở, tạo động lực, thưởng phạt,..

_____________________________

Mọi thông tin liên hệ:

ICONICJOB VietNam – Cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao, mạng tìm việc làm nhanh, ứng tuyển ngay việc làm mới từ các nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam



Tài Phan có kinh nghiệm 6 năm trong ngành Digital Marketing, luôn muốn chia sẽ những kiến thức hữu ích đến với mọi người. Quan niệm sống của tôi là “Lạc quan luôn là yếu tố dẫn đến thành công, không điều gì có thể thực hiện được mà không có hy vọng và sự tự tin”.
back-to-top iconicjob