Ở trong tình hình kinh tế khủng hoảng như hiện nay thì có rất nhiều người đi học đại học ra trường nhưng phải làm công việc ở vị trí của một người học trung cấp mới ra trường xin vào làm. Có một vấn đề mà các bạn thường cho rằng nó thật sự là một vấn đề rất là vô lý đó chính là một ứng viên “quá giỏi” khi tìm việc làm lại bị các nhà tuyển dụng từ chối không nhận.
> Những bí mật không nên tiết lộ khi phỏng vấn
> Những cách giúp bạn giới thiệu cá nhân mình
> Những thứ mà bạn cần chú ý trong khi đàm phán lương bổng
Hầu hết tất cả mọi người đều suy nghĩ rằng có bằng cấp hay kinh nghiệm vượt qua yêu cầu của nhà tuyển dụng thì họ sẽ chắc suất sẽ được các nhà tuyển dụng nhận vào làm ngay vòng phỏng vấn đầu tiên rồi cơ đấy. Nhưng khi bước vào thực tế thì những người này không thực sự có một dấu ấn nào toả sáng cho nhà tuyển dụng thấy rõ. Nhưng ngược lại thì những người có khả năng vừa đủ với yêu cầu của nhà tuyển dụng thì lại được họ đánh giá rất cao. Việc này cứ diễn ra như một nghịch lý làm cho bạn có một cảm giác rất bực bội trong người.
Lí do nào mà các nhà tuyển dụng lại từ chối ứng viên “quá giỏi” mà lại đánh giá cao những ứng viên “tầm tầm” như vậy? Vấn đề này thực sự không có gì gọi là nghịch lý cả. Theo như các nhà tư vấn nhân sự thì khi các nhà tuyển dụng từ chối một ứng viên như vậy thì họ đã có rất nhiều cách nghĩ sẽ được liệt kê dưới đây:
Xem thêm: 20 Điều bí mật mà nhà tuyển dụng không nói cho bạn
“Tài chính của chúng tôi đang bị thâm hụt nên không đủ tiền trả lương”
Hầu hết tất cả các nhà tuyển dụng đều cho rằng khi mà ứng viên có rất nhiều năng lực và kinh nghiệm cũng như bằng cấp cao hơn so với yêu cầu của vị trí đang tuyển dụng ( tuyển dụng R&D, tuyển dụng IT, tuyển dụng Marketing,…) thì tất nhiên là mức lương mà bạn muốn họ trả cho bạn cũng phải cao hơn mức lương mà họ sẽ trả cho vị trí bạn ứng tuyển. Vấn đề này có thể coi là rất quan trọng trong việc hồ sơ của bạn bị nhà tuyển dụng loại sớm.
“Chắc là ứng viên này không thể hiểu công việc mà chúng tôi đang tuyển dụng chăng”
Khi nhìn vào hồ sơ của bạn thì các nhà tuyển dụng sẽ rất là đáng ngại rằng bạn đã chủ quan trong việc đọc yêu cầu của công việc mà họ đang tuyển. Có thể tháy là họ lo, bạn có suy nghĩ về việc sẽ được làm một nhân viên quản trị cao cấp nhưng công việc họ tuyển lại là một nhân viên trong bộ phận nào đó. Cũng có thể là nhà tuyển dụng đang tuyển một nhân viên trực điện thoại không có thăng tiến nhưng bạn lại kì vọng vào việc sẽ được thăng tiến một cách nhanh chóng nhất và công việc sẽ thú vị với bạn.
“Bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi làm việc chung với một ông sếp có ít kinh nghiệm thực tế hơn mình rất nhiều”
Khi mà bạn có năng lực, kinh nghiệm hơn nhà quản lí mà công ty sắp tuyển dụng vào làm việc thì người được tuyển ở vị trí quản lí sẽ luôn có một cảm giác bất an và không thoải mái tí nào khi đưa ra một sự chỉ dẫn nào đó cho bạn vì bạn luôn cho rằng mình giỏi hơn người quản lí nên không cần phải nói nhiều. Tham một lí do nữa là nếu như nhà quản lí nghi ngờ về năng lực của chính mình thì họ sẽ lo là bạn làm việc giỏi hơn và nghi ngờ các quyết định mà họ đưa ra. Chính vì lí do này mà hồ sơ tìm việc của bạn gửi đi rất ít nhà tuyển dụng gọi bạn đến phỏng vấn và hồ sơ của bạn có thể bị loại ngay lần xết hồ sơ.
Xem thêm: 3 Kiểu ứng viên mà nhà tuyển dụng ưng ý nhất
“Khi nhận bạn vào làm thì chắc chắn rằng bạn sẽ nhanh chóng thấy chán và bỏ việc thì nhà tuyển dụng lại phải tìm người khác”
Có rất nhiều nhà tuyển dụng nghĩ rằng một ứng viên thường hay làm các công việc ở vị trí cao cấp hay làm những nhiệm vụ thú họ mang tính sáng tạo thì sẽ không bao giờ thích thú với những việc làm có công việc đơn giản không sáng tạo. Chính vì nguyên nhân này mà họ rất lo rằng bạn sẽ nhanh chóng thấy buồn, không thích hợp nữa và kết quả là bạn tìm việc làm mới thì họ phải bỏ chi phí ra tìm người mới thay cho bạn.