iconicJob.vniconicJob Việt Nam - Career Blog

Có đến tận 6 cách xin nghỉ việc, cách 5 có lẽ ít người suy nghĩ đến

Cuối năm là thời điểm thích hợp nhất để nhảy việc và bạn cũng không đứng ngoài xu hướng. Bạn đã bí mật tham dự cuộc phỏng vấn, may mắn được chọn và thậm chí đã nhận được offer letter (thư mời nhận việc) từ công ty mà bạn ứng tuyển. Vấn đề băn khoăn nhất hiện tại là làm sao để mở lời thông báo với sếp về ý định nghỉ việc.

Nếu bạn đang đọc bài viết này thì hãy vui mừng đi nhé vì bạn đã “trúng tủ” rồi đấy, có đến tận 6 cách mà bạn có thể áp dụng ngay tức thì để sếp biết được bạn sắp sửa ra đi.

1. Ngầm đưa ra các dấu hiệu

Nếu bạn có mối quan hệ tốt với sếp và không muốn họ cảm thấy bất ngờ với quyết định nghỉ việc của mình thì bạn nên bật đèn xanh trước từ sớm. Chẳng hạn, trong buổi họp mặt ăn uống cùng team, bạn có thể giả vờ than vãn “Công việc dạo này chán quá, hay là em nghỉ việc nhỉ”… Tùy cách nói của bạn nhưng càng hài hước càng tốt, không khí sẽ không trở nên ngột ngạt và mọi người cũng chỉ nghĩ đó là lời nói đùa. Tuy nhiên, họ đủ thông minh để nhận ra rằng một khi “lời nói đùa” được lặp đi lặp lại nhiều lần nghĩa là bạn đã có ý định và kế hoạch để ra đi.

2. Gửi email hoặc nhờ vả người thứ 3

co-den-tan-6-cach-xin-nghi-viec-cach-5-co-le-it-nguoi-suy-nghi-den-2

Im lặng không nói gì, thay vào đó là gửi email hoặc nhờ người khác nói hộ với sếp về ý định nghỉ việc của bạn cũng là cách hay nếu bạn ngại cuộc gặp mặt trực tiếp nhưng tốt hơn hết, bạn chỉ nên áp dụng cách này trong trường hợp sếp của bạn đang công tác ở xa hoặc thường xuyên vắng mặt ở văn phòng. Còn trong những trường hợp khác, iconicJob khuyên bạn nên có buổi nói chuyện thẳng thắn với sếp. Nếu bạn lo lắng về cách ứng xử của sếp vì họ là người thô lỗ, nổi tiếng là “khủng long bạo chúa” thì bạn có thể đề nghị chuyên viên nhân sự cùng tham dự, chắc chắn sếp của bạn sẽ phải cân nhắc để có những hành vi đúng mực.

3. Thông báo qua loa

Chỉ cần một lời thông báo “Em sẽ nghỉ việc. Em sẽ làm việc cho đến hết tháng này” mà không cần một lời giải thích cũng đủ để cho sếp của bạn nắm được những gì đang diễn ra.

Bạn chỉ nên sử dụng cách này nếu như mối quan hệ của bạn với sếp và đồng nghiệp không quá thân thiết và bạn chắc chắn đã nhận được offer công việc mới. Nếu không, bạn chẳng những không thể tiếp tục nói chuyện với sếp một cách bình thường mà danh tiếng của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng.

Xem thêm: 6 Mẫu đơn xin nghỉ phép đúng chuẩn

4. Thông báo trực tiếp với sếp

co-den-tan-6-cach-xin-nghi-viec-cach-5-co-le-it-nguoi-suy-nghi-den-4

Đây chắc hẳn là phương án được nhiều người lựa chọn nhất vì có thể giải đáp được lý do nghỉ việc, vừa cho cấp trên hạn định rõ ràng về ngày bạn sẽ ra đi để chuẩn bị tìm người thay thế: “Em đã tìm được công việc mới ở công ty A vì em muốn thách thức bản thân mình ở môi trường mới. Em sẽ kết thúc làm việc ở đây sau 1 tháng nữa đúng như trong hợp đồng và sẽ cố gắng hỗ trợ người mới trong thời gian còn ở lại”.

Hành động thông báo trực tiếp chứng tỏ bạn tôn trọng công việc và công ty, dù bạn rời khỏi thì ấn tượng bạn để lại cũng vô cùng tốt đẹp. Và thông thường đối với tình huống này, sẽ là tế nhị hơn nếu bạn sắp xếp cuộc gặp riêng với sếp, mọi chuyện sẽ được trao đổi dễ dàng. Tuy nhiên, bạn cũng nên cảnh giác với những vị sếp “khó ưa”, bạn có thể bị “trả thù” trong những ngày làm việc cuối cùng này.

5. Gây hấn

Nếu công ty của bạn nổi tiếng với môi trường làm việc tiêu cực và bạn muốn chấm dứt mọi mối liên hệ với nơi này thì gây hấn với mọi người sẽ là sự lựa chọn mà bạn nên cân nhắc tới. Tất nhiên, bạn nên chuẩn bị tinh thần là hình ảnh của bạn có nguy cơ trở nên thật tệ hại trong mắt mọi người.

Bạn có thể bắt đầu bằng những lời nói khiêu khích, mỉa mai hoặc tìm cách phá hoại đồng nghiệp trong khi công việc thì bỏ bê, không quan tâm tới… Không một vị sếp nào đủ kiên nhẫn và bao dung để bỏ qua những hành động quá đáng như thế, bạn sẽ đạt thành nguyện ước là được sếp ký vào đơn xin nghỉ việc.

6. Nghỉ một cách bất ngờ

co-den-tan-6-cach-xin-nghi-viec-cach-5-co-le-it-nguoi-suy-nghi-den-6

Chẳng vì một lý do gì cả, bạn bỗng nhiên chán việc và quyết định nghỉ vào một ngày đẹp trời. Không một câu nói, bạn hoàn toàn cắt đứt mọi liên lạc và phó mặc cho sếp xử lý vấn đề. Sự biến mất đột ngột của bạn có thể gây hoang mang lúc đầu nhưng rồi mọi người cũng dần nhận ra là bạn không muốn làm việc ở công ty nữa và rục rịch cho kế hoạch tuyển người mới. Tương tự như phương án gây hấn, bạn chỉ nên hành xử như vậy khi bạn chẳng còn gì lưu luyến và muốn “ân đoạn nghĩa tuyệt” với công ty.

_____________________________

Mọi thông tin liên hệ:

ICONICJOB VietNam – Cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao, mạng tim viec lam nhanh, ứng tuyển ngay việc làm mới từ các nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam



Whatever happens, happens
back-to-top iconicjob