Trong thời buổi hiện nay nhiều bạn trẻ vẫn còn e ngại khi đề cập đến vấn đề lương bổng và đặc biệt là yêu cầu mức lương cao với rất nhiều lí do, như sợ bị từ chối, sợ tạo ra mối quan hệ không tốt với cấp quản lí và không tự tin. Cũng không ít bạn để cho các sếp tự đánh giá khả năng của mình và đưa ra mức lương với sự đánh giá đó.
Với những cách nghĩ trên thì các bạn vô tình đã đưa năng lực và sự thành công vào tay các cấp quản lí. Vì vậy mà bạn đã vô tình bỏ qua những thứ mà mình đáng ra phải nhận được và bạn luôn có cảm giác không hài lòng với các sếp. Từ bây giờ bạn hãy thay đổi suy nghĩ rằng việc tăng lương là bình thường và không thành công thì bạn không mất gì hết và ngược lại nếu thành công thì bạn đã có chính kiến của mình.
Bạn tin tưởng vào khả năng làm việc của chính mình và bạn xứng đáng nhận được mức lương cao thì hãy tự tin trình bày chính kiến của mình với cấp quản lí. Những lời khuyên sau sẽ giúp bạn:
Đánh giá đúng năng lực của mình
Khi muốn thuyết phục các cấp quản lí thì bạn phải chứng minh những thành tích của bạn với công ty. Để đánh giá được năng lực của mình thì bạn phải suy nghĩ những gì mà bạn đem lại cho cho công ty và xem xét tầm quan trọng của công việc mà bạn đang làm ở vị trí hiện tại. Bạn hãy hình dung ra khả năng đóng góp của bạn trong tương lai cho công ty.
Khi đánh giá thì các bạn nên xem xét lương ở công việc của mình ngoài thực tế bằng cách nói chuyện với bạn bè trong ngành ở công ty, tìm hiểu qua các bài đăng tuyển dụng trên báo và tài liệu tham khảo. Trong thực tế thì các công ty luôn sẵn sàng trả cho các nhân viên xuất sắc mức lương cao hơn ngoài thị trường và họ không muốn tuyển nhân viên mới với mức lương thấp hơn, nhất là những vị trí đòi hỏi các kĩ năng chuyên viên cao không phổ biến và khó tuyển dụng. Các bạn có thể tham gia vào các cuộc phỏng vấn tìm việc ở vị trí tương đương để tìm hiểu mức lương đúng với khả năng của mình. Với các điều trên thì bạn có được những thông tin đáng tin cậy giúp bạn tự tin hơn để đưa ra mức lương phù hợp với các sếp.
Chứng minh cho các cấp quản lí
Như ở trên thì bạn cần phải xác định khả năng của mình thông qua các con số thật cụ thể. Nhưng đối với các sếp bạn hiểu con số thôi vẩn chưa đủ vì vậy các bạn nên đưa ra các nhiệm vụ hay kết quả mà mình đạt được để chứng minh mình xứng đáng với mức lương đưa ra.
Để có những dẫn chứng cụ thể và thuyết phục các cấp quản lí thì bây giờ, bạn nên tập cho mình thói quen là ghi lại “nhật ký thành tích” hay “kết quả công việc bán hàng/kinh doanh” mỗi tuần hay ít nhất là hai tuần một lần. Trong lúc ghi thì bạn nên chú ý ghi lại những việc mình làm rất tốt trong 5 tháng đến một năm giúp cho công ty thành công. Khi ở mức lương cao hơn thì các bạn nên nhớ là hoàn thành công việc của mình thôi chưa đủ mà bạn cần vượt qua sự mong đợi của các cấp quản lí và nên thể hiện sự khác biệt của mình với các nhân viên khác trong công ty.
Hãy nỗ lực ở mọi hoàn cảnh
Trước khi đề nghị tăng lương thì các bạn nên tìm hiểu và tham khảo sơ qua về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của công ty như tình hình tài chính, tình hình doanh thu, khả năng trả lương của từng phòng ban, từng vị trí và chính sách tăng lương trong năm sắp tới. Khi tham khảo xong thì nó giúp cho bạn chọn lên kế hoạch và chọn đúng thời điểm khi việc tăng lương để tránh đưa sếp vào “tình huống khó xử” khi quyết định. Bạn nên chuẩn bị tinh thần thật vững trong khi chờ các sếp suy nghĩ và không đưa ra quyết định ngay.
Các bạn nên chọn thời gian mà các sếp rảnh để trình bày rõ ràng, chậm rãi để nói hết mong muốn của mình. Nếu các sếp đang bận hay bất ngờ trước yêu cầu của bạn và đề nghị bàn vào lức khác thì bạn hãy xin cuộc hẹn cụ thể về thời gian, tốt nhất là không quá 2 tuần sau yêu cầu của bạn.
Xử lí khi bị từ chối
Bạn đừng nên thất vọng khi mình đã chuẩn bị rất tốt nhưng vẫn bị các sếp từ chối. Tuy các bạn không đạt được mức lương mong muốn thì bạn cũng đã thể hiện nguyện vọng của mình cho các sếp biết. Nếu bạn bị từ chối với những yếu tố khách quan thì bạn nên tiếp tục thể hiện thật tốt trong công việc được giao và yêu cầu lại sau vài tháng. Nếu bị từ vì sếp chưa thấy được những thành tích của mình hay mình làm chưa tốt thì hãy hỏi cho thật kĩ về các việc mà mình làm chưa tốt và bạn cần phải làm gì để được mức lương đó.