Khi bạn bước chân vào một nhà hàng Nhật Bản hoặc được mời đến dùng bữa tại gia đình người Nhật, bạn không chỉ được thưởng thức những món ăn tinh tế mà còn chứng kiến một bức tranh sống động về nghệ thuật ứng xử trong bữa ăn – một phần không thể tách rời của văn hóa Nhật Bản. Từ cách sử dụng đũa đến việc cúi đầu cảm ơn trước và sau bữa ăn, mỗi hành động đều mang ý nghĩa sâu sắc và thể hiện sự tôn trọng đối với người nấu ăn cũng như những người cùng tham gia. Hãy cùng chúng tôi khám phá những quy tắc ứng xử đầy thú vị này để bạn có thể trở thành khách mời lý tưởng trong mọi bữa tiệc Nhật Bản.
I. Lời cám ơn bữa ăn
Trước khi bước vào bữa ăn, người Nhật thường nói câu “ itadakimasu” để cám ơn những loài động vật và thực vật đã đánh đổi sự sống của mình để đem lại cho họ một bữa ăn ngon. Ngoài ra, đây cũng như lời cám ơn đến những người chăn nuôi, săn bắt , trồng trọt đã góp phần tạo ra bữa ăn này.
Đặc biệt, từ “ itadakimasu” còn có nghĩa là “ Mời mọi người dùng bữa” , “ Chúc mọi người ăn ngon miệng “ hoặc “ Cám ơn vì bữa ăn”.
Kết thúc bữa ăn, người Nhật thường nói câu “ Gochisousamadeshita “ . Câu nói trên có ý nghĩa như lời cám ơn lời mời hoặc cám ơn người đã làm nên bữa ăn cho mình.
II. Cách sử dụng đũa
Giống với người Việt, người Nhật cũng dùng đũa để gắp thức ăn.Nhưng có một số lưu ý khi dùng đũa ở Nhật.
– Đừng nên cắm đũa thẳng đứng giữa bát cơm vì hành động này người Nhật chỉ làm cho người đã khuất.
– Không nên gác đũa ngang miệng chén. Hành động đó có nghĩa là “ Cám ơn vì bữa ăn, tôi đã ăn xong “. Nếu bạn chưa kết thúc bữa ăn và tạm thời đang dừng đũa thì nên gác đũa lên Hashioki.
– Không nên đâm, chọc đũa vào thức ăn. Cách làm trên thể hiện sự bất lịch sự với người đối diện, bạn nên sử dụng đũa để gắp thức ăn nhẹ nhàng, từ tốn.
– Không nên dùng đũa của mình để gắp thức ăn cho người khác, khi gắp cho người khác nên đổi đầu đũa lại hoặc dùng đũa mới.
– Không nên chuyền thức ăn từ đôi đũa này sang đôi đũa khác.
III. Cách ăn uống
* Cách ăn:
– Khi ăn không nên cắn đôi thức ăn và bỏ thức ăn. Ngừoi Nhật đặc biệt hạn chế để đồ ăn dang dở trên bàn, nên khi đi ăn cùng họ bạn nên ăn hết đồ ăn trong 1 lần, nếu thức ăn quá to có thể che miệng lại để thoải mái và lịch sự hơn.
– Đặc biệt, không nên bỏ mứa thức ăn, khi đã gắp đồ ăn vào chén dù thích hay không bạn cũng nên sử dụng hết.
– Không nên lật ngược nắp bát. Tại Nhật, hành động này ám chỉ rằng bạn đã dùng xong bữa ăn của mình. Do đó, trong suốt bữa ăn bạn nên để nắp bát như khi chúng được ngừoi phục vụ đem ra.
– Không đưa đồ ăn quá cao – Ngang tầm mắt – Để tránh trở nên mất lịch sự với ngừoi đối diện.
* Cách uống:
– Không nên uống cho tới khi mọi ngừoi đã có mặt đầy đủ trên bàn ăn.
– Khi uống rượu, bạn nên chú ý rót cho người khác trước khi rót cho bản thân. Thường xuyên chú ý người đối diện để châm đồ uống khi nước sắp cạn.
– Khi uống với bề trên hoặc cấp cao hơn, bạn nên nhận đồ uống của họ bằng hai tay và ngược lại khi rót đồ uống cho bề trên bạn cũng nên cầm bình bằng 2 tay.
– Khi uống rượu trước người lớn tuổi, bạn nên xoay lưng lại hoặc dùng tay che miệng để thể hiện sự lịch sự.
IV. Một số quy tắc khác
– Khi nhai thì nên nhỏ nhẹ, tránh phát ra tiếng động lớn.
– Nên đặt tay trên bàn ăn, không nên để ở đùi hoặc dưới chân. Vì theo người Nhật, điều đó là hành động khá bất lịch sự.
– Khi hắt hơi, xì mũi thì nên che miệng lại hoặc quay sang một chỗ khác để thể hiện sự tôn trong với người đối diện.
– Khi ăn xong nên để bát, đũa, nắp bát,… Đúng nơi quy định như ban đầu. Không nên để lộn xộn trên bàn ăn,..
Đây là một số lưu ý khi trên bàn ăn của ngừoi Nhật. Các bạn có thể tham khảo và tránh gây những sự hiểu lầm không đáng có khi có hẹn ăn uống với họ nhé.
---------------------------
Mọi thông tin liên hệ:
iconicJob Vietnam – Cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao, mạng tìm việc làm, ứng tuyển ngay việc làm mới từ các nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam.