iconicJob.vniconicJob Việt Nam - Career Blog

Là sếp, nên hay không can thiệp vào xung đột giữa các nhân viên?

Mỗi nhân viên dành ra 8 tiếng một ngày và hơn 40 tiếng mỗi tuần ở văn phòng làm việc, chưa kể đến những buổi tăng ca tối hay làm thêm vào cuối tuần. Điều đó đồng nghĩa với việc họ phải tiếp xúc với đồng nghiệp có khi còn nhiều hơn cả gia đình và bạn bè của mình. Một khi đã làm việc chung, xung đột, dù lớn hay nhỏ, là điều không thể tránh khỏi. Những xung đột giữa các cá nhân nếu không được dập tắt kịp thời có thể trở thành ngọn lửa phá hủy cả một tập thể. Trên cương vị là một người quản lý, bạn không những đóng vai trò kiểm soát hiệu quả công việc của nhân viên mà còn phải giữ hòa khí giữa mọi người để tạo ra một môi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, đứng ra giải quyết không phải là cách hay trong mọi trường hợp. Một nhà quản lý giỏi phải biết lúc nào nên và không nên can thiệp vào xung đột giữa các nhân viên.la-sep-nen-hay-khong-can-thiep-vao-xung-dot-giua-cac-nhan-vien-1

Để nhân viên học cách tự giải quyết

Ra mặt phân xử, sẽ có trường hợp nhà quản lý đứng về phía bên đúng và phản đối bên sai. Cho dù bạn hoàn toàn công tư phân minh, không phải nhân viên nào cũng sẽ hiểu và thông cảm được cho công việc của bạn. Về lâu dài, uy tín và quyền lực của bạn sẽ sụt giảm. Nếu xung đột mà nhân viên than phiền với bạn chỉ là những vấn đề nhỏ như đồng nghiệp làm việc không tốt, bất đồng quan điểm, đùn đẩy trách nhiệm,… thì đừng ngần ngại nói “không”, hãy để họ học cách tự giải quyết các mâu thuẫn thường ngày đó. Điều này là rất cần thiết để xây dựng một môi trường mà ở đó mọi nhân viên đều có khả năng kiểm soát tình thế, xử lý xung đột và duy trì các mối quan hệ cá nhân của mình. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích mà nhà quản lý nên thực hiện ngay từ bây giờ.

la-sep-nen-hay-khong-can-thiep-vao-xung-dot-giua-cac-nhan-vien-2

Thứ nhất, đánh giá mức độ quan trọng của vấn đề. Nếu xung đột mà nhân viên trình lên bạn không thực sự quá quan trọng thì đừng đặt nó lên đầu danh sách công việc của bạn. Với những nhân viên mới vào công ty, chưa thể làm quen với môi trường làm việc, hãy gợi ý cho họ giải pháp hợp lý nhất và chờ đợi kết quả được báo cáo. Những lần tiếp theo, những nhân viên này sẽ dễ dàng giải quyết vấn đề của mình mà không cần tới sự trợ giúp của bạn nữa.

Thứ hai, thực hiện chính sách khuyến khích nhân viên đoàn kết, hỗ trợ nhau trong công việc. Hãy để cho mọi người làm việc trên tinh thần chia sẻ cởi mở nhưng vẫn giữ được sự tôn trọng lẫn nhau. Khi đó, những xung đột sẽ được giảm thiểu tối đa.

Bên cạnh đó, xây dựng văn hóa coi trọng khả năng giải quyết xung đột của nhân viên. Hãy để cho nhân viên của bạn biết rằng ngoài năng lực làm việc, bạn cũng đánh giá rất cao khả năng xử lý vấn đề cả trong công việc và giao tiếp hằng ngày của mỗi nhân viên. Đây sẽ là một trong những tiêu chí đánh giá đó có phải là một nhân viên tốt hay không.

“Ra tay” khi cần thiết

Đồng ý rằng nên để nhân viên tự xử lý xung đột, nhưng đôi khi có những vấn đề thực sự nghiêm trọng đến nỗi có thể ảnh hưởng đến lợi ích của tập thể mà nhân viên không thể tự giải quyết ổn thỏa được, đấy chính là lúc người quản lý như bạn phải ra tay. Tùy vào hoàn cảnh của sự việc, hãy lựa chọn hình thức và mức độ can thiệp phù hợp để vừa có thể dập tắt được căng thẳng mà vẫn có được sự tín nhiệm của nhân viên. Ba lời khuyên sau đây có thể giúp ích cho bạn.

la-sep-nen-hay-khong-can-thiep-vao-xung-dot-giua-cac-nhan-vien-3

Thứ nhất, thấu hiểu sự việc là điều kiện bắt buộc. Để cho ra được cách xử lý đúng đắn nhất, nhà quản lý phải hiểu rõ cội nguồn của vấn đề, nguyên nhân nào gây ra sự xung đột này, chuyện này đã xảy ra bao lâu, có bao nhiêu người liên quan đến nó và quan điểm của các bên như thế nào. Nếu cần thiết hãy họp riêng với mỗi bên.

Thứ hai, nên can thiệp theo cấp độ từ thấp đến cao. Khi vấn đề nảy sinh, hãy bắt đầu với biện pháp can thiệp nhẹ nhàng nhất trước khi chuyển dần qua những biện pháp can thiệp nghiêm khắc hơn.

Cuối cùng, hãy luôn hướng đến sự đồng thuận. Mục đích của việc giải quyết mâu thuẫn xảy ra giữa hai nhân viên/hai phòng ban không phải là phân xử ai đúng ai sai mà trên hết là để đạt được sự đồng thuận của tất cả mọi người. Hãy tìm ra phương án tốt nhất và thuyết phục cả hai bên tiếp tục cộng tác theo hướng đi mới đó.
_____________________________

Mọi thông tin liên hệ:

ICONICJOB VietNam – Cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao, mạng tim viec lam nhanh, ứng tuyển ngay việc làm mới từ các nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam



Whatever happens, happens
back-to-top iconicjob