iconicJob.vniconicJob Việt Nam - Career Blog

Giải pháp xử lý xung đột nơi công sở

Những cuộc cãi vã, xung đột nơi công sở không còn là vấn đề lạ lẫm. Sự khác biệt về định hướng, kỹ năng, kinh nghiệm hay tâm lý tham lam, luôn muốn giành hết quyền lợi về mình đã khiến mọi người nảy sinh mâu thuẫn.Không phải lúc nào thái độ cứng nhắc, kiên quyết cũng giúp bạn giành thắng lợi, có đôi khi sự mềm mỏng mới có khả năng làm nên chuyện vì vốn dĩ ông bà ta cũng đã có câu “mềm nắn, rắn buông”, bạn phải biết cương, nhu đúng lúc. Để hiểu rõ hơn về nghệ thuật xử lý xung đột tại nơi làm việc, bạn hãy tham khảo 5 phương pháp áp dụng với từng trường hợp cụ thể sau đây:

1. Hợp tác

giai-phap-xu-ly-xung-dot-noi-cong-so-1

Nếu như cứ bảo thủ giữ vững quan điểm của bản thân thì bạn và nhóm làm việc sẽ khó lòng đi đến quyết định cuối cùng. Lúc này, hãy thử áp dụng phương pháp hòa giải thông qua việc thể hiện thiện chí hợp tác, làm hài lòng tất cả những người có liên quan. Phương pháp này chỉ nên được áp dụng khi vấn đề tranh cãi rất nghiêm trọng và mối quan hệ của mọi người đang ở tình trạng rạn nứt trong suốt một thời gian dài mà chưa tìm được cách cứu vãn.

2. Nhượng bộ

Nếu như điều mà bạn quan tâm nhiều nhất là các mối quan hệ và sự hòa hữu giữa các thành viên thì nhượng bộ là sự lựa chọn hợp lý nhất trong tình huống này. Bạn sẽ phải hy sinh quyền lợi cá nhân và gật đầu đồng ý với những điều kiện mà đối phương đưa ra dù không cảm thấy vui vẻ gì. Nhưng đổi lại, với việc giữ vững quan hệ khắng khít, thân tình với sếp và đồng nghiệp, bạn sẽ may mắn có được những cơ hội thăng tiến mà người khác chưa chắc đã có được.

3. Lẩn tránh

giai-phap-xu-ly-xung-dot-noi-cong-so-3

Trái với tâm lý phải làm cho “ra ngô ra khoai”, mọi chuyện cần có kết thúc rõ ràng trong các cuộc xung đột, lẩn tránh là phương pháp nhờ cậy người thứ ba không liên quan trực tiếp đến vấn đề tranh cãi đứng ra dàn xếp và đưa ra quyết định. Các quyết định của họ sẽ dựa trên ý kiến khách quan, không nghiêng về phía nào nên thường được mọi người chấp thuận, đồng tình.

Bạn nên áp dụng phương pháp này khi vấn đề tranh luận không bị gò bó về mặt thời gian và dù kết quả có như thế nào cũng không ảnh hưởng đến những lợi ích mà bạn đang được hưởng. Hãy chắc chắn rằng người mà bạn chọn giải quyết vấn đề phải có khả năng nhìn nhận thấu đáo, quan sát nhạy bén hơn bạn và nhất định phải có khả năng truyền đạt tốt.

4. Cạnh tranh

Khi tiếng nói và những lí lẽ dường như trở nên bất lực, đã đến lúc bạn cần sử dụng đến quyền lực. Hãy dùng cấp bậc hoặc kinh nghiệm để buộc người khác phải nghe theo ý kiến của bạn. Phương pháp này giúp dứt điểm nhanh chóng tình trạng trì trệ kéo dài do bất đồng quan điểm, tuy nhiên, rất có thể lại làm bùng nổ mâu thuẫn gay gắt hơn đối với những nhân viên không phục nên bạn phải hết sức khôn khéo. Chỉ áp dụng khi bạn chắc chắn rằng mình đúng và vấn đề cần được giải quyết cấp bách, không có thời gian cho việc chờ đợi và thống nhất các ý kiến.

5. Thỏa hiệp

giai-phap-xu-ly-xung-dot-noi-cong-so-5

“Một điều nhịn chín điều lành”, mỗi người nhường một bước để đạt được thỏa thuận chung có lợi nhất cho cả 2 bên. Khi ai cũng khăng khăng muốn giành về mình phần ưu thế thì chắc hẳn chiến tranh là không thể nào tránh khỏi. Trong lúc “nước sôi lửa bỏng” như thế này, chỉ có sự khoan nhượng, mỗi người chịu bỏ qua một chút sự ích kỷ cá nhân thì mới mong vấn đề được ngã ngũ, không có gì để bàn cãi nữa.

_____________________________

Mọi thông tin liên hệ:

ICONICJOB VietNam – Cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao, mạng tim viec lam nhanh, ứng tuyển ngay việc làm mới từ các nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam.



Whatever happens, happens
back-to-top iconicjob