Trong quá trình xin việc, việc tiết lộ mức lương cũ có thể gây ra nhiều tranh cãi. Mặc dù nhà tuyển dụng thường hỏi về mức lương cũ của ứng viên để đánh giá và đề xuất mức lương phù hợp, nhưng quyết định có nên tiết lộ hay không lại phụ thuộc vào tình huống cụ thể và chiến lược của mỗi người.
Trong một số trường hợp, việc tiết lộ mức lương cũ có thể mang lại lợi ích. Nó có thể là một cơ hội để bạn thảo luận về mức lương mục tiêu của mình và khẳng định giá trị của bản thân. Tuy nhiên, nếu mức lương cũ của bạn quá thấp so với mức trung bình của thị trường hoặc so với vị trí công việc mà bạn đang xin, việc tiết lộ có thể làm giảm sức hấp dẫn của bạn trong mắt nhà tuyển dụng và có thể ảnh hưởng đến quá trình đàm phán về mức lương mới.
>> Tham gia Salary Survey tại đây
>> Join the Salary Survey here
I. Tại sao nên cân nhắc việc tiết lộ mức lương cũ khi xin việc?
Tạo nền tảng cho cuộc đàm phán về mức lương mới là một trong những lý do quan trọng nhất. Việc tiết lộ "Payslip" có thể cung cấp một cơ sở thực tế cho cuộc thảo luận về mức lương của bạn.
Ngoài ra, việc tiết lộ mức lương cũ cũng cung cấp thông tin hữu ích cho nhà tuyển dụng. Họ có thể sử dụng thông tin này để đánh giá năng lực và kinh nghiệm của bạn, cũng như để so sánh với mức lương trung bình của vị trí mà bạn đang xin để đưa ra mức lương phù hợp.
Một lợi ích khác là bạn có thể có cơ hội đàm phán mức lương cao hơn. Nếu mức lương cũ của bạn thấp hơn so với mức lương trung bình hoặc mức lương mục tiêu của vị trí mới, bạn có thể dựa vào điều này để đề xuất một mức lương cao hơn. Nhà tuyển dụng có thể thấy được tiềm năng của bạn và sẵn lòng đồng ý mức lương cao hơn để thu hút bạn về làm việc.
II. Khi nào không nên tiết lộ mức lương cũ?
Khi xin việc, việc tiết lộ mức lương cũ không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt. Dưới đây là hai trường hợp bạn nên cân nhắc không tiết lộ "Payslip":
1. Làm giảm cơ hội được tuyển dụng
Nếu mức lương cũ của bạn quá thấp so với mức lương trung bình trong ngành hoặc với mức lương mục tiêu của vị trí mới, việc tiết lộ này có thể tạo ra ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng. Họ có thể nghĩ rằng bạn không có đủ năng lực hoặc kinh nghiệm phù hợp cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển, dẫn đến việc giảm cơ hội của bạn được tuyển dụng.
2. Gây khó khăn cho việc đàm phán mức lương
Ngoài ra, nếu mức lương cũ của bạn quá thấp, nhà tuyển dụng có thể cho rằng bạn kém về kỹ năng đàm phán mức lương. Do đó, họ sẽ có nhưng động thái ghìm và tạo khó khăn trong quá trình đàm phán về mức lương mới của bạn, làm cho việc đạt được mức lương phù hợp trở nên khó khăn hơn.
Có nên tiết lộ mức lương cũ khi xin việc hay không phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể. Nếu bạn tự tin vào khả năng và kinh nghiệm của mình, việc tiết lộ mức lương cũ có thể là một cơ hội để thể hiện sự trung thực và mở ra cơ hội đàm phán mức lương mới với mức cao hơn. Tuy nhiên, nếu bạn lo ngại rằng việc tiết lộ mức lương cũ có thể làm giảm cơ hội của bạn trong quá trình tuyển dụng hoặc gây ra khó khăn trong việc đàm phán lương, bạn có thể xem xét việc không tiết lộ mức lương cũ.
Hy vọng rằng thông tin trong bài viết này có giúp ích được cho bạn !
--------------------------
Mọi thông tin liên hệ:
iconicJob Vietnam – Cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao, mạng tìm việc làm, ứng tuyển ngay việc làm mới từ các nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam.