I. CCO là gì?
CCO (viết tắt của Chief Customer Officer) là Giám đốc kinh doanh, một vị trí rất quan trọng không thể thiếu trong các công ty lớn. Công việc của CCO là quản lý và điều phối các hoạt động liên quan đến khách hàng và tình hình kinh doanh tiêu thụ sản phẩm theo chiến lược công ty đề ra và theo chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc điều hành CEO.
CCO là một vị trí rất quan trọng do vậy người đảm nhận vị trí này phải là người được đào tạo bài bản có hệ thống và có kiến thức sâu rộng thì mới có thể thành công.
II. Vai trò của CCO
CCO phụ trách về doanh thu lợi nhận mang lại từ các hoạt động kinh doanh, nâng cao doanh số bán hàng, tiêu thụ sản phẩm.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm bao gồm:
– Tiếp thị (Marketing).
– Bán hàng & Hệ thống Phân phối (Sale & Distribution).
– Hậu mãi (After- sales Services).
– Hỗ trợ Thương mại (Trade Marketing),…
Dưới đây là mô tả công việc các nhiệm vụ chính của CCO:
1. Lập và tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh của Công ty
2. Tổ chức thu thập, phân tích, đánh giá thông tin thị trường và đưa ra đề xuất, kiến nghị
3. Thực hiện chính sách kinh doanh của Công ty
4. Phê duyệt và kiểm soát các hợp đồng bán hàng cấp Công ty theo quy định của Công ty
5. Triển khai các hoạt động hỗ trợ khách hàng
6. Chịu trách nhiệm trong hoạt động SXKD trước Ban Tổng Giám đốc và các cơ quan quản lý Nhà Nước khác
7. Quản lý các hoạt động kinh doanh của Công ty đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của Công ty và Luật pháp Việt Nam
8. Phê duyệt phương án kinh doanh của nhóm
9. Xây dựng, phát triển và quản lý chuỗi công ty bán lẻ
10. Đào tạo nhân viên đảm bảo cung cấp đủ nguồn nhân lực cho chuỗi công ty bán lẻ trong phạm vi phụ trách
11. Xây dựng và phát triển dịch vụ khách hàng
12. Xây dựng hình ảnh và tác phong chuyên nghiệp cho Công ty bán lẻ; Lên kế hoạch bán hàng định kỳ năm/quý/tháng chuỗi Công ty
13. Đảm bảo sự phù hợp các hoạt động của Công ty với hệ thống chất lượng
14. Tổ chức việc Xác định và triển khai các hành động KPPN
15. Tổ chức xử lý khiếu nại khách hàng cấp Công ty
16. Tổ chức tuyển dụng và đào tạo các vị trí, các cán bộ nhân viên của Công ty.
17. Đánh giá nhân viên dưới quyền
18. Thu thập, phê duyệt các chỉ tiêu chất lượng liên quan
19. Báo cáo về hoạt động kinh doanh của Công ty cho Ban Tổng Giám đốc
III. CCO cần phải có những kỹ năng gì
Vai trò CCO đòi hỏi phải có sự tâp trung cao độ, không những phải có kỹ năng tốt về hoạch định chiến lược, lãnh đạo, đào tạo nhân viên, mà còn đại diện cho công ty chịu trách nhiệm trước khách hàng. Dưới đây là các năng lực cốt lõi mà một CCO phải có:
1. Hoạch định chiến lược kinh doanh
Giám đốc kinh doanh phải là người nắm bắt rõ các yêu cầu từ cấp trên, tiến hành nghiên cứu thị trường và đưa ra chiến lược rõ ràng dựa trên nhiều yếu tố như sản phẩm mới, giá cả, chi phí và nhu cầu thị trường. Đưa ra một chiến lược hoàn chỉnh nhất để có thể đạt được các mục tiêu công ty đề ra.
2. Dự báo thị trường và kế hoạch bán hàng
Giám đốc kinh doanh sẽ là người chịu trách nhiệm cao nhất về việc bán hàng, doanh số của công ty. CCO sẽ phải thường xuyên nắm rõ các số liệu về sản lượng sản phẩm và doanh số bán hàng của từng thời điểm trong năm, để có thể lên kế hoạch chuẩn bị tung sản phẩm ra thị trường và đáp ứng đủ số lượng sản phẩm để bán. Nếu doanh số bán hàng đạt được đúng như mục tiêu đề ra, thì CCO sẽ được tưởng thưởng xứng đáng.
3. Quản lý đội ngũ sale
Để có thể bán được một số lượng sản phẩm lớn thì việc cần có một đội ngũ Sale tốt là điều không thể thiếu. Trách nhiệm của Giám đốc kinh doanh là phải thường xuyên trao đổi, đào tạo nhân viên kinh doanh phát triển chuyên môn, truyền động lực cho đội ngũ sale để họ có thêm nhiều động lực phấn đấu hơn trong công việc để đạt được mục tiêu đề ra.
4. Xây dựng và phát triển mối quan hệ trong kinh doanh
Đối với một CCO thì việc xây dựng và phát triển mối quan hệ trong kinh doanh thực sự rất quan trọng và đây chính là một trong những chiến lược kinh doanh hiệu quả. Một CCO thành công phải là người có tầm nhìn chiến lược trong việc xây dựng hệ thống phân phối và phát triển các mối quan hệ rông khắp và khả năng giao tiếp tốt để có thể tìm kiếm, xây dựng và duy trì các mối quan hệ đó.
5. Đàm phán
Kỹ năng đàm phàn cũng là một trong những kỹ năng quan trọng bắt buộc giám đốc kinh doanh phải có. Kỹ năng đàm phán sẽ giúp CCO đạt được các thỏa thuận với khách hàng, nhân viên, các giám đốc và nhà cung cấp khác.
6. Quản trị sự thay đổi
Trong môi trường kinh doanh hiện nay, sự thay đổi của thị trường có thể nói là nhanh đến chóng mặt. Do vậy, CCO phải có tầm nhìn để có thể tiên lượng được các thay đổi có thể xảy ra và đưa ra các chiến lược phù hợp giúp công ty không bị động và đạt được những lợi thế cạnh tranh vượt trội hơn so với đối thủ.
III. Làm thế nào để trở thành CCO
1. Học vấn
Để có thể đảm nhận được vị trí CCO, ứng viên phải có nên tảng kiến thức sâu rộng trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, marketing. Với tấm bằng thạc sĩ trong lĩnh vực này ứng viên sẽ có nhiều lợi thế khi ứng tuyển vị trí này. Ngoài ra, nếu có kinh niệm làm việc nhiều năm và kiến thức sâu rộng thì cũng có thể được chấp nhận.
2. Kinh nghiệm
Người đảm nhận vị trí giám đốc kinh doanh cần có tối thiểu 10 năm kinh nghiệm với các hoạt động kinh doanh, có kinh nghiệm xây dựng và triển khai các chiến lược thành công.
Ngoài ra, cũng phải có kinh nghiệm làm việc trong môi trường kinh tế tăng trưởng nhanh và phi tập trung.
Chúc bạn thành công.
_____________________________
Mọi thông tin liên hệ:
ICONICJOB VietNam – Cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao, mạng tìm việc làm, ứng tuyển ngay việc làm mới từ các nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam