Như mọi người đã biết, hiện nay Nhật Bản đang là một trong các thị trường xuất khẩu lao động hấp dẫn nhất đối với người Việt Nam. Với nhu cầu tuyển dụng cao, ngành nghề đa dạng, môi trường làm việc chuyên nghiệp và thu nhập tốt, cứ mỗi năm lại càng thêm nhiều người lao động Việt Nam đăng ký tham gia làm việc ở Nhật. Tính trên tổng 100.000 người xuất khẩu lao động năm 2019 thì xuất sang Nhật Bản chiếm hơn một nửa, tiếp theo sau là Đài Loan, Hàn Quốc…
Trải qua nhiều năm hợp tác và mở rộng, mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng ngày càng sâu đậm hơn. Minh chứng là việc số lượng lớn các nhà đầu tư, công ty, doanh nghiệp lớn của Nhật lũ lượt kéo nhau qua Việt Nam cũng như người lao động Việt Nam đã trở thành cộng đồng người nước ngoài lớn thứ 3 tại Nhật Bản. Tình thân của hai nước còn được thể hiện trong thời kì khó khăn, khủng hoảng. Đặc biệt, trong nửa đầu năm 2020, tuy phải chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng hai bên vẫn nhất trí hợp tác chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau, khẳng định tiếp tục quan tâm, đảm bảo an toàn cho công dân hai nước. Với mối thâm giao này, hàng ngàn các cơ hội việc làm tốt được mở ra, điều kiện xuất khẩu lao động sang Nhật cũng ngày càng trở nên dễ dàng hơn.
Và cùng với điều này, khi người lao động tham gia chương trình làm việc tại Nhật, họ sẽ được xem như những “đơn hàng” mà các trung tâm tuyển dụng sẽ gửi đi theo yêu cầu của các doanh nghiệp ở Nhật, tuy nhiên những “đơn hàng người lao động” này cần phải đáp ứng tối thiểu các điều kiện nào để có thể suôn sẻ đến Nhật.
10 điều kiện chuẩn “bắt buộc” để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
I. Độ tuổi
– Người lao động phải nằm trong độ tuổi mà các doanh nghiệp yêu cầu. Thông thường trung bình từ 18 đến 35 tuổi. Ngoài ra có một số đơn hàng đặc biệt khác sẽ tuyển đến 40 tuổi như ngành may mặc, thủy sản, cơ khí, nông nghiệp,….Tùy vào mong muốn của mỗi doanh nghiệp, điều kiện đổ tuổi sẽ được trung tâm tuyển dụng điều chỉnh phù hợp.
II. Sức khỏe
– Sức khỏe luôn là một trong những yêu cầu hàng đầu của mọi công việc. Nhất là trong môi trường làm việc khắc nghiệt tại Nhật Bản thì càng cần phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe và có giấy chứng nhận đủ điều kiện lao động ở nước ngoài được cấp bởi các bệnh viện, trung tâm y tế thuộc bộ Lao động & Xã hội tại các tỉnh thành.
Một số bệnh viện ở 2 thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh:
*Hà Nội:
– Bệnh viện Tràng An
– Bệnh viện E
– Bệnh viện Bạch Mai
– Bệnh viện Hồng Ngọc
– Bệnh viện Giao thông vận tải
– Bệnh viện 19-8, Bộ Công An.
*Hồ Chí Minh:
– Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
– Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn
– Bệnh viện Thống Nhất
– Bệnh viện Đa Khoa Sài Gòn
– Bệnh viện Đại học y dược TP. Hồ Chí Minh
– Ngoài ra, các doanh nghiệp Nhật cũng cấm nhập cảnh lao động đối với những người bị mắc bệnh: HIV, viêm gan B, lao phổi, tim, mù màu, giang mai, lậu…hơn nữa cũng một số ít doanh nghiệp “khó tính” còn không tuyển người có hình xăm hoặc dị tật cơ thể.
III. Ngoại hình
– Bên cạnh sức khỏe đủ tiêu chuẩn thì ngoại hình, chiều cao và cân nặng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu suất làm việc. Các nhà tuyển dụng luôn mong muốn tìm kiếm những nguồn lao động có thể thích ứng với mọi môi trường làm việc trong doanh nghiệp, như vậy có thể linh hoạt điều phối nhân sự trong mọi hoàn cảnh. Các chỉ số tiêu chuẩn như sau:
+ Nam: Cao 160cm trở lên, nặng 50kg trở lên.
+ Nữ: Cao 148cm trở lên, nặng 40kg trở lên.
– Nhiều ngành nghề ở Nhật còn rất chú trọng ngoại hình, yêu cầu thân hình cân đối, không quá mập không quá gầy. Nếu bạn có ngoại hình hãy tận dụng nó, sẽ giúp bạn ghi thêm điểm với nhà tuyển dụng và khách hàng trong buổi phỏng vấn.
IV. Trình độ văn hóa – học vấn
– Để có thể thuận lợi trong khâu chuẩn bị hồ sơ đi xuất khẩu sang Nhật dù là ngành phổ thông lao động thì ít nhất bạn phải có bằng tốt nghiệp Cấp 3 hoặc Trung học phổ thông. Tuy nhiên, tùy vào ngành nghề cũng có một số đơn hàng chỉ yêu cầu đạt tốt nghiệp cấp 2.
– Riêng đối với trường hợp đi theo diện kĩ thuật viên, kĩ sư thì bắt buộc phải có bằng Đại học hoặc Cao đẳng chuyên ngành cơ khí, kĩ thuật. Việc làm yêu cầu Kĩ năng tiếng Nhật N2. Đây là vị trí tiếp xúc trực tiếp với các chuyên gia, kĩ sư người Nhật nên đòi hỏi phải nghe hiểu được ý nghĩ của đối phương. Hơn nữa là ở trường hợp này bằng tiếng Nhật càng cao càng thì chi phí đi xuất khẩu càng thấp.
V. Kinh nghiệm làm việc
– Tùy vào mỗi đơn hàng của các doanh nghiệp khác nhau, ngành nghề khác nhau mà sẽ cần hoặc không cần kinh nghiệm. Trong đó, một số ngành nghề không đòi hỏi kinh nghiệm, tay nghề như lắp ráp linh kiện điện tử, chế biến thực phẩm, nông nghiệp, đúc nhựa, đóng gói công nghiệp…và dĩ nhiên nếu có kinh nghiệm trong các ngành này sẽ là lợi thế của bản thân giúp bạn dễ dàng lấy điểm trong buổi phỏng vấn.
– Những đơn hàng chỉ yêu cầu bằng cấp 2 thì đặc biệt lại có yêu cầu cao về kinh nghiệm và tay nghề. Trong đó tiêu biểu là ngành xây dựng và may mặc.
VI. Thủ tục hồ sơ đi xuất khẩu
1. Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của phường – xã
2. Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân – Giấy khai sinh – Sổ hộ khẩu (bản photo).
3. Bằng tốt nghiệp (bản gốc)
4. Hộ chiếu (Passport)
5. Giấy xác nhận hạnh kiểm công dân do phường/xã cấp (Giấy xác nhận không tiền án, tiền sự)
6. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
7. Ảnh 4x6cm (phông nền trắng + áo sơ mi trắng (Nam thắt cà vạt))
8. Nếu đã từng tham gia tu nghiệp/lao động/du học/du lịch…tại nước ngoài thì phải nộp tất cả hồ sơ có liên quan
**Sau khi trúng tuyển, người lao động sẽ phải bổ sung thêm: Bản cam kết tham gia chương trình thực tập sinh tại Nhật Bản và bản cam kết của gia đình thực tập sinh.
VII. Chi phí tham gia chương trình
Chi phí đi xuất khẩu cũng sẽ khác nhau tùy theo mỗi đơn hàng, ngành nghề, thời gian ký hợp đồng (1 năm hoặc 3 năm, 5 năm), địa điểm làm việc mà người lao động lựa chọn. Số tiền này thường sẽ bao gồm:
– Chi phí đào tạo tiếng Nhật/kĩ năng (sau khi trúng tuyển).
– Chi phí ăn ở, sinh hoạt tại trung tâm.
– Chi phí dịch thuật.
– Chi phí làm thủ tục visa, vé máy bay
– Chi phí dịch vụ phái cử.
– Chi phí phát sinh khác.
Từ đầu năm 2019, bộ Lao động Thương Binh và Xã Hội đã siết chặt hơn quy định thu phí này và hầu như các trung tâm dịch vụ lĩnh vực này đều đã có những điều chỉnh mức giá phù hợp. Hiện tại chỉ dao động từ 100 – 160 triệu. Cụ thể, tổng chi phí thực tế đối với một số ngành phổ biến:
– Xây dựng: 110 – 130 triệu.
– Cơ khí: Khoảng 140 triểu.
– Đứng chuyền sản xuất: 110 – 160 triệu.
– Lắp ráp điện tử: Khoảng 160 triệu.
– May mặc: Yêu cầu tay nghề nên chỉ từ 80 – 100 triệu.
– Nông nghiệp: 115 – 135 triệu
– Thủy hải sản: 125 – 140 triệu
Nếu bạn đang phân vân không biết lựa chọn như thế nào, giờ chúng ta hãy thử so sánh những lợi ích giữa 1 năm và 3 năm:
1. Đơn hàng 1 năm
– Thích hợp với những người muốn làm việc ngắn hạn tại Nhật, những sinh viên muốn trao dồi kĩ năng tiếng Nhật.
– Chi phí thấp chỉ khoảng 50 triệu, không quá 1 tháng lương diện lao động 1 năm.
– Đơn hàng thời vụ nên có nhiều công việc làm thêm
– Không cần nhiều kinh nghiệm làm việc.
– Công việc đặc thù không tốn quá nhiều sức lao động
– Không thể gia hạn hợp đồng.
2. Đơn hàng 3 năm
– Thích hợp với những người muốn làm việc lâu dài tại Nhật Bản.
– Chi phí dao động từ 100 – 160 triệu.
– Tùy thuộc vào các đơn hàng yêu cầu từ các xí nghiệp, nhà xưởng.
– Một số ngành đòi hỏi kinh nghiệm, tay nghề.
– Thường xuyên có tăng ca, thời gian làm việc lên đến 12 tiếng.
– Sau khi hết hợp đồng 3 năm có thể quay trở lại Nhật gia hạn hợp đồng thêm 2 năm.
**Đối với trường hợp chương trình kĩ sư:
– Có thể vĩnh trú tại Nhật.
– Có thể bảo lãnh gia đình sang Nhật.
VIII. Đậu phỏng vấn vòng đầu
Sau khi đăng ký vào đơn hàng mà mình muốn làm khi sang Nhật thì người lao động sẽ phải trải qua vòng kiểm tra và vòng phỏng vấn của nghiệp đoàn và công ty phía bên Nhật để đảm bảo đủ điều kiện xuất khẩu lao động. Vòng phỏng vấn đầu vào này rất quan trọng, thông qua ý thức, thái độ, ấn tượng trong quá trình phỏng vấn, bạn sẽ được đánh giá là có phù hợp tham gia chương trình hay không. Nếu đậu vòng này xem như bạn đã đậu đơn hàng đăng ký và thành công 1/3 quãng đường đến Nhật Bản.
IX. Đào tạo kĩ năng ngoại ngữ và tay nghề
Đa số người đăng ký đều không biết tiếng Nhật. Để giúp mọi người có thể hòa nhập cuộc sống tại Nhật, giao tiếp tốt trong công việc thì các trung tâm sẽ tổ chức đào tạo tiếng Nhật cơ bản trong vòng khoảng 7 đến 12 tháng. Ngoài kĩ năng ngoại ngữ, người lao động còn được đào tạo tay nghề, kĩ năng làm việc cũng như hiểu thêm về văn hóa, phong tục, tác phong làm việc của người Nhật. Những điều này sẽ giúp họ có thể tự tin vượt qua vòng phỏng vấn với khách hàng người Nhật sắp tới, tiếp tục quyết định thành công 2/3 quãng đường còn lại.
X. Xin visa đi Nhật và hoàn tất hồ sơ
Sau khi có kết quả trúng tuyển từ khách hàng, thì người lao động sẽ phải dần hoàn thiện hồ sơ được yêu cầu. Các nhân viên chuyên trách của trung tâm sẽ hỗ trợ phần việc này cho bạn nhưng để có thể nhanh chóng xin được visa thì cần phải đáp ứng điều kiện sau:
– Người lao động chưa từng xin visa đi Nhật theo bất kì phương diện nào. Hoặc người lao động có thể làm mới hoặc gia hạn visa theo yêu cầu riêng của xí nghiệp bên Nhật.
– Không mắc các tiền án, tiền sự, không có đang thi hành án, không vi phạm pháp luật Việt Nam.
– Không bị trục xuất về nước từ nước ngoài.
Trong giai đoạn này người lao động cũng sẽ trình tự nộp các loại phí ghi trên. Để tránh sau này xảy ra tranh chấp, sau khi đóng tiền người lao động sẽ được cung cấp rõ ràng, đầy đủ các loại hóa đơn.
Đến nay đã có nhiều bằng chứng cho thấy, Nhật Bản thực sự là mảnh đất béo bỡ giúp cho người lao động Việt Nam đổi đời. Nếu bạn hội tụ đủ các điều kiện ở trên thì ngại gì không thử sức chứ, biết đâu nó sẽ là cả bước ngoặt thay đổi cuộc đời bạn đấy, nhưng trước tiên phải tìm kiếm một trung tâm uy tín, đáng tin cậy để tránh tiền mất tật mang nhé.
_____________________________
Mọi thông tin liên hệ:
Việc làm IconicJob.vn – Website tuyển dụng nhân sự tiếng Nhật, tìm việc làm tiếng Nhật uy tín tại Việt Nam. Chuyên tuyển dụng các Jobs tiếng Nhật cấp cao cho các Cty tầm cỡ của Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam.