iconicJob.vniconicJob Việt Nam - Career Blog

Nắm bắt tâm lý sếp: Có khó không?

Có lẽ, một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong môi trường làm việc là khả năng hiểu và nắm bắt tâm lý của sếp. Sếp không chỉ là người quyết định về công việc và phát triển sự nghiệp của bạn, mà họ còn là người định hình môi trường làm việc và quyết định về tương lai của tổ chức. Vậy, làm thế nào để nắm bắt tâm lý sếp? Liệu điều này có khó không?

Trong bài viết này, hãy cùng iconicJob Vietnam khám phá tầm quan trọng của việc hiểu tâm lý sếp và cung cấp những cách để bạn tiếp cận và tương tác hiệu quả với họ. Điều này không chỉ giúp bạn cải thiện mối quan hệ công việc mà còn có thể đóng góp tích cực vào sự phát triển cá nhân và sự nghiệp của bạn. 

Tại sao phải hiểu ý sếp?

Việc hiểu ý sếp là một phần quan trọng của thành công trong môi trường làm việc. Dưới đây là một số lý do tại sao việc này rất quan trọng:

- Hỗ trợ quyết định: Sếp thường phải đối mặt với nhiều quyết định quan trọng hàng ngày. Nắm bắt ý kiến của sếp về một dự án hoặc quyết định cụ thể có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về mục tiêu và ưu tiên của họ, từ đó, bạn có thể đóng góp một cách hiệu quả hơn.

- Mối quan hệ làm việc tốt hơn: Việc hiểu ý sếp có thể xây dựng mối quan hệ làm việc tích cực. Điều này giúp tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, tạo cơ hội cho sự hợp tác và sáng tạo.

- Phát triển cá nhân: Nắm bắt ý sếp có thể giúp bạn phát triển các kỹ năng quan trọng như giao tiếp, lãnh đạo, và khả năng làm việc trong nhóm. Điều này có thể tạo ra cơ hội để thăng tiến và phát triển sự nghiệp.

- Giảm xung đột: Hiểu ý sếp giúp tránh được xung đột không cần thiết trong công việc. Nếu bạn biết rằng sếp ưa thích một cách làm cụ thể hoặc có ý kiến về một vấn đề, bạn có thể thích nghi và hợp tác một cách tốt hơn.

- Tạo giá trị cho tổ chức: Hiểu rõ mục tiêu và tầm nhìn của sếp giúp bạn đóng góp hiệu quả vào các dự án và mục tiêu của tổ chức, tạo ra giá trị và đóng góp vào thành công tổng thể.

Nhưng việc hiểu ý sếp không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đôi khi, sếp có thể có ý kiến và phong cách riêng biệt. Tuy nhiên, việc đầu tư thời gian và nỗ lực để nắm bắt tâm lý sếp sẽ có lợi cho cả bạn cá nhân lẫn sự nghiệp của bạn.

Xem thêm: Trễ deadline: Do sếp hay nhân viên?

Bí quyết nắm bắt ý sếp

Tập trung lắng nghe, ghi chép cẩn thận

bi-quyet-giup-ban-va-sep-luon-hieu-y-nhau-1

Người nói nhiều không phải lúc nào cũng được việc, sếp vẫn thích một nhân viên biết lắng nghe, có thể kiệm lời nhưng nhất định phải làm việc hiệu quả. Lắng nghe là hành động thể hiện sự tôn trọng đối với cấp trên, tập trung vào câu chuyện bạn sẽ nắm được trọng tâm và hiểu được những gì sếp mong muốn. Đừng ngắt ngang lời sếp, nếu có gì chưa thực sự thông suốt, bạn nên ghi chú lại và đặt câu hỏi sau. Đối với những nội dung quan trọng, bạn cũng tuyệt đối đừng ỷ lại vào trí nhớ, hãy viết tất cả ra giấy và xem lại mỗi khi cần.

Thể hiện sự tích cực

Một nhân viên với thái độ tích cực luôn là hình mẫu mà các vị sếp tìm kiếm, dù đồng nghiệp của bạn có xấu tính đến mức độ nào thì bạn cũng không nên liên tục chê bai, chỉ trích họ trước mặt sếp, hãy chỉ đề cập đến những điều tốt đẹp một cách khách quan.

Luôn có trách nhiệm với lời hứa

Nếu đã hứa với sếp điều gì, hãy cố gắng thực hiện đúng lời hứa đó trong khả năng của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy bế tắc hay chưa thực sự hiểu những gì sếp muốn, đừng ngại hỏi lại sếp. So với một người còn yếu về kỹ năng nhưng có tinh thần tiếp thu và khả năng học hỏi nhanh thì sếp của bạn sẽ ghét hơn nếu bạn “giấu dốt” chỉ vì lỡ hứa, chúng có thể gây tổn thất nặng nề cho công ty và thậm chí ảnh hưởng đến uy tín của sếp một khi thất bại.

Điều chỉnh giờ làm việc

Không phải cứ ngồi chăm chú trước màn hình máy tính suốt ngày dài thì bạn đã là nhân viên ưu tú, điều mà tất cả các vị sếp trên đời này quan tâm nhất vẫn chỉ là hiệu quả làm việc của nhân viên. Bạn cần thể hiện tác phong làm việc chuyên nghiệp bằng cách đến sớm mỗi ngày nhưng đừng bao giờ về muộn, hãy tận dụng thời gian làm việc để tạo ra điều đột phá thay vì lãng phí tài nguyên của công ty vì ở lại sau giờ làm. Để làm được điều đó bạn cần có kỹ năng quản lý thời gian, phân bổ công việc và không để bản thân bị xao nhãng bởi những thứ xung quanh.

Nói chuyện mạch lạc, rõ ràng

bi-quyet-giup-ban-va-sep-luon-hieu-y-nhau-2

Để quá trình truyền đạt giữa hai bên thật sự mang lại hiệu quả thì một yếu tố tiên quyết là bạn phải có khả năng diễn đạt tốt, không nói dài dòng mà hãy đi vào vấn đề chính một cách nhanh chóng, ngôn ngữ rành mạch, rõ ràng, đơn nghĩa. Không chỉ khi giao tiếp bằng lời mà cả khi trao đổi thông qua văn bản, bạn cũng nên ghi nhớ nguyên tắc này để tránh mất thời gian của cả bạn và sếp.

Linh hoạt

Dù là đồng thuận hay không đồng thuận với ý kiến của sếp thì bạn cũng nên uyển chuyển khi nhận xét, quá cứng nhắc có thể khiến sếp hiểu lầm là bạn đang chống đối hay không thực sự coi trọng họ. Bạn cũng không nhất thiết phải làm rõ vấn đề hay góp ý với sếp ngay tại thời điểm đó mà có thể dời sang một cơ hội khác tốt hơn nếu chúng không phải là vấn đề cần ưu tiên hay cấp bách.

Đừng chê bai lỗi sai của sếp

Sếp của bạn không phải thánh nhân, họ cũng sẽ có lúc mắc sai lầm trong công việc. Những lúc như thế, đừng vội vàng lật tẩy sếp, hãy quan sát tình hình để đưa ra phán đoán chính xác, nếu có thể thì bạn nên chỉ ra lỗi của họ khi chỉ có 2 người.

Dành thời gian tìm hiểu sếp

Một phần của sự đồng thuận giữa bạn và sếp xuất phát từ sự thấu hiểu, để thấu hiểu cấp trên thì bạn cần tìm hiểu về họ trước đã. Hiểu được phong cách làm việc, sở thích, quan điểm liên quan đến ngành nghề… sẽ là cơ sở để bạn xây dựng mối quan hệ vững chắc và tốt đẹp với cấp trên.

Đừng cư xử vượt cấp

bi-quyet-giup-ban-va-sep-luon-hieu-y-nhau-3

Hãy phân biệt rạch ròi giữa công và tư, dù ở bên ngoài bạn và sếp đối xử thân thiết với nhau như người trong gia đình thì khi làm việc, hãy thể hiện sự tôn trọng và sử dụng cách xưng hô chuẩn mực. Đừng để những người đồng nghiệp xung quanh bàn tán, đố kị hay nói xấu sau lưng bạn chỉ vì bạn cư xử thái quá tại công ty.

Tự giải quyết vấn đề

Bạn không thể phó mặc cho người khác mỗi khi gặp khó khăn, để được sếp công nhận thì bạn phải mạnh dạn giải quyết khó khăn của chính mình. Những thử thách xảy đến chính là cơ hội để bạn học hỏi, trưởng thành và bộc lộ năng lực, vì vậy, đừng sợ hãi mà lẩn trốn hay vội vàng tìm kiếm sự trợ giúp của cấp trên.

_____________________________

Mọi thông tin liên hệ:

iconicJob Vietnam – Cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao, mạng tìm việc làm, ứng tuyển ngay việc làm mới từ các nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam



Life is short, and it's up to you to make it sweet.
back-to-top iconicjob