iconicJob.vniconicJob Việt Nam - Career Blog

Assistant Brand Manager: Trách nhiệm và lộ trình thăng tiến

Mỗi công ty có thể sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau, mỗi sản phẩm lại có một chiến lược xây dựng thương hiệu và một cách tiếp cận thị trường riêng biệt. Để đem đến sự thành công cho một thương hiệu, những người Quản lý Thương hiệu luôn phải nghiên cứu thị trường và điều phối sản phẩm thúc đẩy bán hàng để đảm bảo sự sống còn của thương hiệu. Một bộ phần gồm các Assistant Brand Manager sẽ là cánh tay đắc lực của người quản lí , họ sẽ hỗ trợ thực hiện những chiến lược Marketing để quảng bá thương hiệu. Vậy Assistant Brand Manager, họ là ai?

Hãy cùng iconicJob Vietnam tìm hiểu rõ về nghề này nhé!

I. Assistant Brand Manager là gì?

Assistant brand manager (viết tắt là ABM) là trợ lý quản lý thương hiệu- người hỗ trợ quản lý thương hiệu trong việc xây dựng chiến lược phát triển ngành hàng, lên kế hoạch chi tiết và triển khai thực hiện các chương trình/kế hoạch Marketing được giao để phù hợp với các định hướng, mục tiêu của nhãn hiệu và xây dựng thương hiệu hiệu quả.

Trong vai trò này, bạn có nhiều trách nhiệm khác nhau, bao gồm một số trách nhiệm bạn phải chủ động, bạn không chỉ biết đến thương hiệu của công ty mà còn bất kỳ công ty nào khác mà bạn đang cạnh tranh. Là một trợ lý quản lý thương hiệu có nghĩa là bạn phải giao tiếp với các giám đốc điều hành và khách hàng trên toàn thế giới, xác định xu hướng mua hàng và quảng cáo hiện tại là gì và tìm ra cách thương hiệu của bạn hoạt động tốt hơn so với đối thủ trên thị trường.

Assistant Brand Manager là gì? Tất tần tật về Assistant Brand Manager

II. Vai trò và nhiệm vụ chính

Vai trò tổng thể của trợ lý quản lý thương hiệu là hỗ trợ người quản lý của họ tạo ra nhu cầu cho người tiêu dùng. Họ hỗ trợ xây dựng chiến lược định giá dài hạn cho thương hiệu và thực hiện các kế hoạch tiếp thị. Họ cũng phải xác định chiến lược định giá, đóng gói, buôn bán, quảng cáo thương hiệu và phân bổ ngân sách cho phù hợp

Mỗi công ty có một cách thức vận hành riêng biệt, tuy nhiên công việc chung hàng ngày của một trợ lý quản lý thương hiệu sẽ bao gồm:

Chuẩn bị cho các cuộc họp: trợ lý quản lý thương hiệu có thể dành ra cả nửa ngày trong các cuộc họp với đối tác, khách hàng, đồng nghiệp, trưởng bộ phận và quản lý.

– Tương tác làm việc với đối tác, các công ty dịch vụ quảng cáo phục vụ cho các chương trình Marketing được thực hiện hiệu quả.

– Họ cần thảo luận về mục tiêu thương hiệu và đưa ra các đề xuất, triển khai ý tưởng sáng tạo cho hoạt động marketing trong tương lai.

– Trước các cuộc họp, họ phải đọc báo cáo quảng cáo, nghiên cứu tài liệu thị trường, chịu trách nhiệm lên kế hoạch chi tiết và phát biểu bài thuyết trình cho quản lý để minh họa cho sự phát triển của thương hiệu dự kiến.

Nhiệm vụ hành chính: Các trợ lý phải dành ít nhất một đến hai giờ mỗi ngày để trả lời các email và thư từ khác.

– Là người trực tiếp tiếp cận với khách hàng và các công ty dịch vụ, các đề xuất và phân tích dự án hàng ngày giúp bạn định hướng và tiếp cận hiệu quả hơn về thương hiệu.

– Liên tục theo dõi, kiểm soát quá trình thực hiện các chương trình Marketing để báo cáo kết quả cho quản lý và giải quyết những vấn đề nảy sinh kịp thời.

Phối hợp với các phòng ban:

– Tương tác làm việc nhiều với các phòng ban khác để đảm bảo chương trình đề ra được thực hiện hiệu quả và đúng thời điểm.

– Thêm vào đó, bạn có thể chịu trách nhiệm phụ trách một vài nhân viên khác như trợ lý hành chính và thực tập sinh. Bạn cũng có thể được yêu cầu lãnh đạo một nhóm nhiều bộ phận khác nhau trong dứ án để bao quát công việc và phát triển chiến lược tiếp thị thương hiệu

Quản lý thương hiệu:

– Bạn được yêu cầu phân tích dữ liệu, trình bày dự đoán cho người quản lý và phát triển các để xuất đi theo đúng hướng liên quan đến thương hiệu.

– Theo dõi, kiểm soát và báo cáo tình hình sử dụng ngân sách cho các lành đạo để đảm bảo ngân sách được sử dụng một cách hiệu quả, giúp tăng lợi nhuận và giảm thiểu chi phí .

– Báo cáo hiệu suất và mức độ nhận biết của thương hiệu

III. Yêu cầu để trở thành ABM

Để trở thành một trợ lý quản lý thương hiệu bạn cần hội đủ 3 yêu cầu về: kiến thức, kỹ năng và qua trọng nhất là tư duy.

Kiến thức : Trợ lý quản lý thương hiệu phải nắm vững kiến thức chuyên môn về Marketing, Branding và có kinh nghiệm lên kế hoạch, triển khai Markeing cho doanh nghiệp. Hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh và có trình độ ngôn ngữ, giao tiếp tốt.

Kỹ năng: bởi một phần công việc bạn phải tương tác, giao tiếp với đối tác , cấp trên và đồng nghiệp nên cần có những kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp và teamwork tốt, kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian, kỹ năng trình bày thuyết phục, đàm phán và kỹ năng xây dựng mối quan hệ,…

Tư duy: năng lực sáng tạo và tư duy hướng đến kết quả là hai tiêu chí quan trọng đối với một trợ lý quản lý thương hiệu: luôn nhạy bén với các xu hướng và biết cách áp dụng; tư duy phân tích tình huống, xử lý tình huống và đưa ra quyết định để thấy được kết quả.

Bên cạnh đó, muốn làm một người trợ lý tốt và có thể phát triển xa hơn, bạn phải luôn luôn chủ động, nhiệt tình, ham học hỏi trong công việc, có khả năng làm việc dưới áp lực cao và đúng thời hạn.

Assistant Brand Manager là gì? Tất tần tật về Assistant Brand Manager

IV. Con đường thăng tiến sự nghiệp

Mức lương của một Assistant Brand Manager dao động từ 10 triệu đến 17 triệu, mức lương còn tùy thuộc vào quy mô của công ty và năng lực làm việc của bạn

Bạn cần khoảng 2 năm kinh nghiệm làm việc liên quan đến lĩnh vực Marketing, tiếp thị sản phẩm hay quảng cáo, để có thể ứng tuyển cho vị trí Assistant Brand Manager. Ở vị trí này, nếu năng lực, cách làm việc của bạn thật sự tốt thì sẽ có cơ hội phát triển lên Brand Manager (quản lý thương hiệu). Ngoài ra cần phải học thêm kiến thức chuyên môn hơn về Brand Management thì mới có thể làm Brand.

_____________________________

Mọi thông tin liên hệ:

ICONICJOB VietNam – Cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao, mạng tìm việc làm, ứng tuyển ngay việc làm mới từ các nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam



Life is short, and it's up to you to make it sweet.
back-to-top iconicjob