iconicJob.vniconicJob Việt Nam - Career Blog

9 gợi ý giúp sếp đuổi khéo nhân viên tồi

Có rất nhiều nhân viên dù bất tài nhưng vẫn tìm mọi cách để bám trụ ở công ty, họ có đủ các chiêu trò và lý lẽ thuyết phục khiến cấp trên không sao sa thải được. Nếu bạn cũng đang rơi vào tình huống này, không muốn một con sâu làm rầu nồi canh nhưng lại không tìm được lý do đuổi việc họ thì hãy tham khảo 9 gợi ý sau đây, không cần nói gì mà vẫn khiến nhân viên tự nguyện nộp đơn xin nghỉ việc.

1. Giảm tiền lương

9-goi-y-giup-sep-duoi-kheo-nhan-vien-toi-1

Lương là động lực lớn nhất của nhân viên mỗi ngày đến công sở. Khi bạn giảm lương, nhân viên sẽ cảm thấy chán nản và nhanh chóng tìm đến công việc khác. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng khi các điều khoản trong hợp đồng lao động không mang tính ràng buộc, nếu không, bạn có thể vi phạm hợp đồng và phải đền bù một khoản tiền không nhỏ.

2. Trừ ngày nghỉ phép

Nếu như trước đây bạn thường dễ dãi với nhân viên, chẳng hề lên tiếng dù họ thường xuyên biến mất đột xuất trong giờ làm việc thì giờ đây, hãy dùng tất cả các yếu tố này để trừ vào ngày nghỉ phép của nhân viên. Có việc gia đình và về giữa giờ, trừ nghỉ phép; có lịch hẹn khám sức khỏe 2 tiếng, trừ nghỉ phép… Họ sẽ không khỏi khó chịu, thậm chí bất mãn mà tự giác rời đi.

3. Đối xử thiên vị

Đã là nhà lãnh đạo, bạn không nên tỏ thái độ thiên vị trước mặt nhân viên. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn muốn đuổi khéo ai đó thì phương pháp này lại có tác dụng cực kỳ hiệu quả. Hãy thể hiện sự khác biệt rõ rệt trong cách cư xử mà bạn dành cho nhân viên cấp dưới, người mà bạn muốn đuổi khéo sẽ sớm “đầu hàng” khi bị đối xử bất công.

4. Soi mói mọi lúc

Đi ngang qua bàn làm việc của nhân viên và khiến họ nghĩ rằng bạn đang nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính của họ hoặc nhiều lần trong ngày hỏi han họ “Em đang làm gì đó?” là cách nhanh nhất để biến bạn thành một người sếp thích săm soi tiểu tiết. Không ai muốn làm việc cho một người sếp như thế cả. Dù có cố tình không hiểu ý mà ngồi lỳ ở công ty suốt thời gian qua thì giờ đây, dưới sự kiểm soát gần như 24/7 của bạn, họ chẳng thể làm gì được cả và thế là họ buộc phải khăn gói lên đường sang nơi “đất khách”.

5. Yêu cầu tréo ngoe

9-goi-y-giup-sep-duoi-kheo-nhan-vien-toi-5

Sai nhân viên làm một đằng nhưng lại yêu cầu báo cáo một nẻo, nhân viên bị xoay cho đến mức chóng mặt, muốn khóc cũng không được mà cười cũng không xong. Chỉ cần bạn đưa ra các hướng dẫn trái ngược nhau, nhân viên chắc chắn sẽ tỏ thái độ bất mãn và căm ghét bạn. Đơn xin nghỉ việc của họ sẽ có mặt trên bàn làm việc của bạn ngay sáng hôm sau.

6. Kiểm soát mạng xã hội của nhân viên

Chặn truy cập các tài khoản mạng xã hội trong công ty hoặc thường xuyên theo dõi động thái từ các trang cá nhân của nhân viên và lên tiếng khi có hình ảnh/ dòng trạng thái đăng tải mà bạn cho rằng không phù hợp đều là những gợi ý hay ho khiến nhân viên cảm thấy mình đang bị kiểm soát. Để thoát khỏi sự kiểm soát này thì không còn cách nào khác ngoài việc “đường ai nấy đi”.

7. Bỏ mặc nhân viên bị bắt nạt

Thật là tồi tệ khi bị đồng nghiệp bắt nạt và gây khó dễ tại văn phòng làm việc. Những lúc như thế này, bạn đừng can thiệp vào mâu thuẫn của nhân viên, hãy đóng kín cửa, mặc cho họ tự xử lý với nhau. Một khi nhân viên cảm thấy sếp bất tài và không thể tin tưởng được, họ sẽ chẳng còn lý do gì mà ở lại.

8. Phá vỡ các quy tắc

Nếu như trước đây, bạn cho phép nhân viên toàn quyền quyết định công việc của mình, làm việc một cách độc lập thì ngay từ bây giờ, hãy thay đổi các quy tắc và tỏ ra mình là người sếp khó tính. Sự thay đổi đột ngột thường khiến nhân viên cảm thấy không thoải mái và nếu không thể thích nghi, họ sẽ nghỉ việc đúng như ý bạn.

9. Bắt nhân viên làm công việc không phải chuyên môn

9-goi-y-giup-sep-duoi-kheo-nhan-vien-toi-9

Thay đổi công việc, phòng ban nhằm khai thác tối đa tiềm năng của nhân viên là điều thường thấy ở một số công ty nhưng nếu như bạn liên tục đưa ra những lời nhận xét tiêu cực về kết quả không mấy khả quan mà nhân viên đạt được thì đó lại là trường hợp khác. Họ sẽ nhận ra ngay rằng bạn không hề có ý định đào tạo họ mà chỉ đang cố tình dồn bạn vào bước đường cùng, để bạn rời khỏi công ty mà thôi.

Trên đây là những cách thức bạn có thể áp dụng để đuổi khéo những nhân viên mà bạn thấy “chướng tai gai mắt”, tuy nhiên, hãy cân nhắc cẩn thận vì rất có thể bạn sẽ bị xem như một vị sếp tồi. Bạn chỉ nên sử dụng những cách này khi nhân viên không làm việc hiệu quả, thường xuyên trốn việc, hay cãi lời… nhưng vẫn “một lòng một dạ” muốn ở lại với công ty. Còn lại, hãy trực tiếp ra quyết định sa thải nhân viên để tránh đêm dài lắm mộng.

_____________________________

Mọi thông tin liên hệ:

ICONICJOB VietNam – Cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao, mạng tim viec lam nhanh, ứng tuyển ngay việc làm mới từ các nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam



Whatever happens, happens
back-to-top iconicjob