Theo số liệu điều tra của Sở Lao động Thương binh Xã hội TP.HCM cho biết chỉ khoảng 30% sinh viên, học sinh tốt nghiệp có ý định làm việc lâu dài, trong khi 30% muốn tìm việc nhanh ở nơi khác vì không phù hợp với khả năng, nguyện vọng và 40% chưa xác định mục tiêu nghề nghiệp.
> Tại sao bạn nên viết thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn?
> 6 Bí quyết giảm căng thẳng trước khi phỏng vấn
> Hãy cẩn thận để tránh bị đuổi việc một cách ngớ ngẩn
Đáng chú ý hơn là có đến 40% lao động trẻ chọn nghề chưa phù hợp với nghề mình đang học. Việc chọn sai nghề, việc làm giống như đeo gông vào cổ, bạn không những không phát huy được năng lực, không thể đạt được đỉnh cao trong sự nghiệp mà còn đánh mất thời gian quý báu của mình.
Dưới đây là 5 dấu hiệu giúp bạn nhận định lại xem có thực là mình đã lựa chọn sai nghề, để từ đó bạn sớm có hướng đi cho riêng mình hoặc tìm việc làm khác
1. Bạn là người vô hình tại nơi làm việc
Bạn không có bạn bè tại nơi làm việc. Điều này không có nghĩa là bạn bị cô lập tại nơi làm việc của mình. Bạn vẫn có thể hợp tác với đồng nghiệp để làm tốt công việc được giao nhưng chỉ dựa trên những trao đổi “thô sơ” qua skype hoặc e-mail mà không có sự chia sẻ, giúp đỡ nhau thực sự. Bạn hầu như phải tự xoay sở với công việc của mình và giữ một sự liên kết khá rời rạc với đồng nghiệp. Điều đó dẫn đến, hiệu suất công việc không được cao. Đặc biệt là đối với các việc làm it phần mềm đòi hỏi kỹ năng làm việc nhóm cao thì điều này còn quan trọng hơn nữa. Vì thế, hãy cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và cùng giúp đỡ nhau trong công việc.
Xem thêm: Dấu hiệu cho thấy sự nghiệp thành công
2. Bạn thấy xấu hổ khi nhắc đến công việc của mình
Bạn lảng tránh những câu hỏi của bạn bè người thân về công việc của mình, bạn không muốn cho ai biết về công việc hiện tại của mình, nếu bạn có những dấu hiệu này thì bạn chắc chắn đã lựa chọn sai nghề nghiệp cho mình. Sự xấu hổ sẽ cản trở khả năng thành công của bạn, hiệu quả công việc thấp. Nếu không tự hào về công việc của mình, bạn sẽ không bao giờ thấy được sự hài lòng từ nó.
3. Khối lượng công việc “đè bẹp” bạn
Bạn thường xuyên phải đối diện với deadline, KPI hàng tháng, áp lực về doanh số đặc biệt về các việc làm kinh doanh. Bạn cảm thấy mình bị quá tải với khối lượng công việc Nhưng đó không phải là dấu hiệu tốt nếu việc quá tải cứ lặp đi lặp lại khiến bạn thấy choáng ngợp và luôn trong tình trạng lo âu. Bạn đang có sự lựa chọn sai lầm trong công việc nếu bạn làm nhiều hơn thời gian cho phép. Bạn dễ bị kích động, cảm xúc thay đổi, dễ bị stress.
Xem thêm: 6 Bước để đánh giá sự nghiệp cuối năm của bản thân
4. Bạn đang trì trệ tại nơi làm việc
Bạn vẫn có thể hoàn thành tốt công việc, bạn vẫn học được nhiều thứ và nâng cao chuyên môn của bạn, nhưng bạn không thực sự nỗ lực hết mình đối với công việc đó. Điều đó chứng tỏ bạn không có đam mê với việc mình làm, lâu dần nó sẽ khiến bạn tụt lại phía sau và không thể thăng tiến hoặc đi xa hơn trong sự nghiệp của bạn. Bạn không muốn bỏ công sức và cống hiến, không muốn phấn đấu. Bạn đã chọn sai nghề khi không có cơ hội làm những điều mình thích, mình say mê.
5. Không thăng tiến và không có cơ hội phát triển
Hằng ngày, bạn phải đến công ty và làm những công việc không có gì mới mẻ và hấp dẫn, bạn không tốn quá nhiều công sức cho công việc cũng như nâng cao trao dồi kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm. Bạn không tận dụng được lợi thế của mình trong công việc. Vì vậy, trong vòng phỏng vấn, bạn hãy trao đổi kỹ với nhà tuyển dụng về công việc mà bạn sẽ đảm nhận và khả năng thăng tiến cũng như cơ hội phát triển của bạn trong tương lai.
_____________________________
Mọi thông tin liên hệ:
Việc làm IconicJob.vn – Website tuyển dụng nhân sự tiếng Nhật, tìm việc làm tiếng Nhật uy tín tại Việt Nam. Chuyên tuyển dụng các Jobs tiếng Nhật cấp cao cho các Cty tầm cỡ của Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam.