Khi bạn vội vã đi đến quyết định lựa chọn một công việc hoàn toàn mới, có thể bạn đang mắc sai lầm, bỏ lỡ những kỳ vọng, và sẽ thất vọng. Việc hiểu rõ những điều bản thân muốn có thể giúp bạn tìm kiếm và tận dụng cơ hội tốt hơn. Để có thể “vào guồng” một cách trơn tru hơn, hãy xem xét câu trả lời của bạn cho 3 câu hỏi sau, trước khi bắt đầu khởi động công cuộc săn việc làm mới.
Bạn muốn mỗi ngày của bạn sẽ như thế nào?
Mọi người thường có rất ít ý tưởng về những gì họ tìm kiếm trong công việc tiếp theo. Bỏ qua câu hỏi này có thể dẫn đến một cuộc tìm kiếm vô định và không có mục tiêu cụ thể. Hãy tự hỏi mình về các loại hình công ty mà bạn muốn làm việc, chẳng hạn như quy mô, vị trí, lĩnh vực kinh doanh, văn hóa công ty, và cân bằng công việc – cuộc sống chỉ là một trong số các yếu tố mà bạn nên xem xét.
Sau đó, hãy nghĩ về các nhiệm vụ hàng ngày đã khiến bạn thấy vui vẻ trong công việc trước đây, và tối ưu hóa một vai trò có thể làm nổi bật các nhiệm vụ đó. Cuối cùng, hãy xem xét lại những thành tựu đạt được mà bạn cảm thấy tự hào nhất, những thành tựu này sẽ tạo động lực để bạn đạt được những điều tương tự. Bước này có thể cung cấp cho bạn những đường phác thảo cơ bản về điều bạn sẽ làm trong tương lai.
Bạn sẵn sàng thỏa hiệp với điều gì?
Tiếp theo, bạn nên ghi chú lại những khía cạnh của công việc mới mà bạn có thể thỏa hiệp được, và cả những gì là không thể thỏa hiệp được. Hãy xem xét những điều sau đây: bạn sẽ có một mức lương thấp hơn nếu bạn ở lại quê hương? Bạn sẽ làm trái nghề để có cơ hội thăng tiến? Bạn sẵn sàng hi sinh cân bằng cuộc sống – công việc để có những đặc quyền, lợi ích và tiền thưởng nhiều hơn?
Hãy suy nghĩ về những thứ thúc đẩy bạn, những gì giúp bạn làm việc năng suất hơn, những gì sẽ làm cho bạn thấy hạnh phúc hơn với công việc mới. Hãy xem xét những điều khiến bạn không hài lòng trong công việc cũ, và điều nào nhất định phải được thay đổi. Cuối cùng, những mặt trái nào có thể bạn sẽ phải đối mặt để có được cơ hội. Cân nhắc là chìa khóa để có những kỳ vọng rõ ràng và cụ thể đối với cả công việc mà bạn ứng tuyển cho tới những nhà tuyển dụng mà bạn đối thoại.
Bạn biết ai?Và ai có thể giúp bạn?
Quét qua một lần danh bạ liên hệ của bạn và tìm những người mà bạn nghĩ là có thể giúp ích cho công cuộc tìm việc của bạn, ví dụ như giáo sư cũ, khách hàng có quan hệ tốt, bạn bè, gia đình… Một mối quan hệ tốt với người chuyên nghiệp có thể cho bạn nhiều lời khuyên quan trọng hoặc giúp bạn nắm giữ chìa khóa liên lạc với các công ty mà bạn có hứng thú.
Hãy nuôi dưỡng các mối quan hệ với những người này càng sớm càng tốt, trước khi bạn quyết định bắt đầu tìm kiếm một công việc mới, các mối quan hệ cá nhân của bạn có thể là tài nguyên vô giá, nhưng chỉ khi họ biết rõ về bạn, nhớ rõ bạn là một người như thế nào, và có đủ tin tưởng để đề bạt bạn với niềm tin bạn sẽ không làm họ bị mất mặt. Dựa vào họ, và sẵn sàng giúp đỡ khi họ cần trong tương lai.
Các câu trả lời của bạn sẽ cung cấp cho bạn một cơ sở vững chắc về những gì bạn muốn từ nhà tuyển dụng tương lai và nguồn lực có sẵn của bạn trong cuộc tìm kiếm việc làm. Bạn sẽ phải bắt đầu tìm kiếm một cách tập trung, tập trung phát triển sự nghiệp riêng của mình và phát triển mục tiêu hơn là chỉ biết đi theo các mô tả công việc mà không biết bản thân muốn gì.