iconicJob.vniconicJob Việt Nam - Career Blog

Thói quen ngủ của người Nhật

Những người Nhật được thế giới biết đến bởi hình ảnh thường xuyên ngủ gật trong phòng họp và các phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt trở nên vô cùng quen thuộc đối với các doanh nhân ở môi trường kinh doanh Nhật Bản. Một số người thường đặt ra các câu hỏi đại loại như: Vì sao người Nhật lại hay ngủ gật nhiều đến như vậy? Họ có thật sự là những người siêng năng, cần cù để làm nên một nền kinh tế thịnh vượng đứng thứ 2 trên thế giới? Có ý nghĩa gì đặc biệt phía sau giấc ngủ thường xuyên của người Nhật?

 

Ý nghĩa của sự “ngủ gật” trong công sở việc làm tiếng Nhật

 

Nếu như bạn có dịp một lần đi trên các phương tiện công cộng ở Nhật, bạn có thể bắt gặp rất nhiều các nhân viên người Nhật ngủ một cách ngon lành trên ây. Thậm chí hình ảnh ấy cũng có mặt trong các phòng họp ở các công ty Nhật tuyển dụng và ở cả các hội nghị quốc tế lẫn cấp quốc gia. Điều này hiển nhiên đến mức các nghị trưởng, ủy viên nước khác thường cho rằng người Nhật nổi tiếng ở 3 phong cách, đó là cười, im lặng và ….ngủ.

 

Vì sao lại như vậy?

 

Một sự thật thú vị là nếu quan sát một người Nhật đang có cui mặt và lim dìm mắt thì sẽ có 2 trường hợp, một là họ đang tập trung cao độ và một là họ thật sự …ngủ gật.

 

Vì sao lại có 2 thái cực trái ngược nhau đến như vậy?

 

Ở trường hợp thứ nhất, quan niệm của người Nhật cho rằng khi ta khép đôi mắt lại, hạn chế sự nhìn thì ta sẽ có thể tập trung tối đa vào đôi tai. Tức là điều này giúp cho việc lắng nghe được tốt hơn, khiến cho mọi âm thanh, lời nói của những người khác đều được ghi nhận một cách đầy đủ nhất. Vậy ra, một ủy viên người Nhật có vẻ gật gù thì thật ra họ đang tập trung lắng nghe kĩ ý kiến của những thành viên xung quanh. Vì vậy, đôi khi các nghị sỹ nước ngoài thấy một ông nghị người Nhật lim dim mắt, nhưng vẫn vỗ tay đều đều khi kết thúc phần phát biểu của các ủy viên khác, hoặc tham gia tranh luận một cách sôi nổi là vậy.

 

Ở trường hợp thứ 2, họ thật sự ngủ gật vì họ đã vắt kiệt sức lực của mình cho công việc. Mặc dù ở thời điểm hiện tại, người Nhật vẫn có 2 ngày nghỉ cuối tuần vào T7 và CN, tuy nhiên vì khối lượng công việc là nhiều vô kể nên họ vẫn thường dành 2 ngày cuối tuần để hoàn tất nốt công việc của những ngày trước đó. Mặt khác, người Nhật có thói quen làm việc muộn vào buổi tối, đặc biệt là các nghị sỹ Nhật thường xuyên tổ chức và tham gia các hội nghị tranh luận các chủ đề chính trị bắt đầu từ lúc khuya và kết thúc là buổi sáng hôm sau.

 

Vì vậy, cũng chẳng trách được khi ta bắt gặp không ít hình ảnh người Nhật ngủ gật ở mọi lúc mọi nơi khi họ có điều kiện, mục đích là tái tạo năng lượng sau những giờ làm việc vất vả. Từ đó, khái  niệm về hình ảnh người Nhật ngủ gục trong phòng họp được ra đời với cái từ “inemuri” nổi tiếng trên toàn thế giới.

 

 

Ngủ gật một cách có nguyên tắc ở các công ty Nhật tuyển dụng

 

Khi làm việc ở các công ty Nhật tuyển dụng, các bạn thường sẽ bắt gặp các câu chào của đồng nghiệp trước khi về nhà là “otsukaresama deshita’ có nghĩa là: “bạn đã làm việc vất vả rồi”. Ngược lại, nếu bạn là người rời khỏi văn phòng việc làm tiếng Nhật trước thì sẽ là “Osaki ni shitsurei shimasu” dịch ra là “xin lỗi vì tôi đã rời công ty trước bạn”.

 

Điều đó có nghĩa là khi ở trong môi trường việc làm tiếng Nhật, bạn càng làm việc vất vả và nhiều bao nhiêu thì đồng nghĩa bạn càng được ưu ái và khen thưởng nhiều bấy nhiêu. Khi làm việc nhiều đến mức cạn kiệt hết năng lượng thì việc giấc ngủ của bạn trở nên cấp thiết là điều hiển nhiên. Chính vì lẽ đó, hình ảnh nhân viên ngủ tại nơi làm việc có khi được xem là biểu hiện của sự chăm chỉ.

 

Nhưng liệu các công ty Nhật tuyển dụng có cho phép nhân viên có thể ngủ bất cứ lúc nào trong nơi làm việc? Thực tế là không, bởi vì nếu bạn đang làm việc ở trong môi trường việc làm tiếng nhật thì bạn cũng phải tuân thủ một số nguyên tắc, đó là: bạn có thể ngủ nhưng phải ngoài giờ quy định làm việc ra và thoạt trông bạn có vẻ như đang ngủ rất say nhưng khi có một yêu cầu công việc nào đó gấp chợt đến bạn phải bật dậy và làm việc ngay lập tức. Vì nếu không bạn sẽ bị cho là lười biếng hoặc đơn giản chỉ là lợi dụng khái niệm “inemuri” để mà nghỉ ngơi.

 

John Spacey một người Canada đã có thâm niên làm việc trong môi trường việc làm tiếng Nhật tại một công ty kiến trúc ở Nhật Bản kể lại câu chuyện của mình rằng: “Điều làm tôi ngạc nhiên nhất khi tôi họp trực tiếp 1:1 với sếp của mình. Ông ấy sẽ yêu cầu tôi trình bày hoặc thuyết trình về một chủ đề gì đó – tuy nhiên điều đó đồng nghĩa với việc ông sẽ ngủ trong suốt thời gian tôi thực hiện công việc của mình. Thật kỳ lạ khi tôi phải thuyết trình mà biết rằng sẽ chẳng ai nghe tôi trình bày về bất cứ điều gì. Điều duy nhất tôi mong là sếp của tôi sẽ đánh giá cao công việc của mình: tôi có thể sẽ xuất hiện trong giấc mơ của ông ấy.



Tài Phan có kinh nghiệm 6 năm trong ngành Digital Marketing, luôn muốn chia sẽ những kiến thức hữu ích đến với mọi người. Quan niệm sống của tôi là “Lạc quan luôn là yếu tố dẫn đến thành công, không điều gì có thể thực hiện được mà không có hy vọng và sự tự tin”.
back-to-top iconicjob