iconicJob.vniconicJob Việt Nam - Career Blog

Những thông tin không nên đưa vào CV xin việc

Hiểu được tầm quan trọng của CV xin việc không có nghĩa là bạn sẽ thiết kế được một mẫu hồ sơ ưng ý, khiến nhà tuyển dụng đánh giá cao. Trong một số trường hợp, khi cảm thấy thông tin quá ít ỏi, bạn thậm chí còn có xu hướng đặt để tất cả mọi thứ bạn biết (bất kể trên trời, dưới đất) vào CV mà không hề quan tâm chúng có thực sự mang lại hiệu quả hay không.

CV dài chưa hẳn đã tốt, CV ngắn chưa hẳn đã tồi, chỉ có những CV chứa những thông tin ngớ ngẩn mới chính xác là những CV bị nhà tuyển dụng vứt vào sọt rác không thương tiếc, đừng bao giờ mắc phải những sai lầm đáng trách sau đây.

Thông tin không chính xác

Tuyệt đối không nên thêm thắt thông tin với mục đích biến mình trở thành ứng viên hoàn hảo, dù cho bạn chưa thể đáp ứng được 100% các mong muốn của nhà tuyển dụng thì cũng đừng dùng chiêu gian dối này. Bạn chỉ nên chỉnh sửa các keyword (từ khóa) trong CV sao cho phù hợp với bản mô tả công việc, một số trang web hay ho mà bạn nên tham khảo: PaanGo, JobScan, Rezscore…, chúng sẽ kiểm tra, đánh giá và đưa ra định hướng giúp CV của bạn trở nên nổi bật hơn. Lưu ý là những trang web này chỉ tương thích với CV tiếng Anh.

Kỹ năng vi tính văn phòng

nhung-thong-tin-khong-nen-dua-vao-cv-xin-viec-1

Vẫn còn có quá nhiều ứng viên tự hào viết trong CV xin việc rằng mình rất thông thạo vi tính văn phòng: Word, Excel, Power Point hay thậm chí là khả năng viết email cũng thuộc dạng “thượng thừa”. Nhưng xin thưa, đó không phải là những kỹ năng giúp hồ sơ của bạn tuyệt vời hơn mà ngược lại còn khiến bạn trở nên thật ngớ ngẩn. Kỹ năng vi tính văn phòng là yêu cầu tối thiểu mà bạn cần đáp ứng được, là yếu tố chứng minh bạn đủ điều kiện ứng tuyển các vị trí văn phòng, một kỹ năng mà người người nhà nhà đều biết thì không bao giờ được xem là lợi thế, hãy ghi nhớ điều này để không bị nhà tuyển dụng đánh giá thấp.

Chỉ liệt kê mà không có dẫn chứng xác thực

Đừng chỉ liệt kê các kỹ năng mềm mà không đưa ra dẫn chứng, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn chỉ giỏi nói suông. Hằng ngày nhận được biết bao hồ sơ với cách trình bày lặp đi lặp lại, họ ít nhiều cũng đã cảm thấy nhàm chán. Vậy nên, thay vì liệt kê các kỹ năng mềm một cách ngắn gọn bằng những gạch đầu dòng, sao bạn không thử diễn đạt chúng một cách chuyên nghiệp, tương tự như mục Kinh nghiệm làm việc, có dẫn chứng và số liệu rõ ràng.

Chẳng hạn: “Trong dự án A, tôi đã tìm kiếm được 5 khách hàng lớn, thành công tăng doanh số lên 20%, ”, đây là cách đơn giản để nhà tuyển dụng có thể hình dung được những thế mạnh của bạn.

Xem thêm: 3 Lưu ý khi chọn người tham khảo đưa vào CV xin việc

Bạn không biết gì về công nghệ

nhung-thong-tin-khong-nen-dua-vao-cv-xin-viec-1nhung-thong-tin-khong-nen-dua-vao-cv-xin-viec-2

Trước đây bạn đã từng sử dụng những công nghệ nào khi làm việc, chúng có còn hợp thời hay đã vô cùng cũ kỹ? Không phải lúc nào việc liệt kê các ứng dụng công nghệ cũng là một bước tính toán thông minh, bạn có thể đã lạc hậu mà không hề hay biết.

Nhà tuyển dụng nào cũng muốn tìm được ứng viên học hỏi nhanh và có khả năng sử dụng các phần mềm, ứng dụng hiện đại để nâng cao hiệu suất công việc. Trừ khi bạn chắc chắn mình đang là người nắm bắt các loại xu hướng mới, nếu không thì đừng cố chứng minh rằng mình chỉ là kẻ mù công nghệ bằng cách đưa vào những công nghệ từ thế kỷ…20.

Liệt kê những kỹ năng không liên quan

Hạn chế tối đa những kỹ năng không liên quan trong hồ sơ xin việc là cách giúp bạn chuyên nghiệp hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Chẳng ai lại đưa những kỹ năng sở trường như: giỏi đá bóng, vô địch môn bơi lội, nấu ăn ngon… khi ứng tuyển những công việc thuộc lĩnh vực kỹ thuật hay kinh tế cả. Tốt hơn hết, bạn nên chọn phương án an toàn, đừng cố thể hiện sự nổi trội vì xác suất rủi ro là rất cao.

Liệt kê loại ngôn ngữ mà bạn không thông thạo

nhung-thong-tin-khong-nen-dua-vao-cv-xin-viec-1nhung-thong-tin-khong-nen-dua-vao-cv-xin-viec-3

Nếu chỉ cố tình đưa tiếng Nhật (hay bất cứ một loại ngôn ngữ nào khác) mà bạn được học trong trường vào CV xin việc với mong muốn gây được ấn tượng thì hãy chắc chắn bạn có thể ứng dụng chúng trong công việc hàng ngày, không phải kiểu hiểu biết sơ sài hoặc nói được đôi ba câu chào hỏi đơn giản. Nếu chẳng may nhà tuyển dụng là cao thủ ngôn ngữ, họ quyết định kiểm tra trình độ của bạn bằng vài câu hỏi tiếng Nhật, còn bạn thì như “gà mắc thóc”, không biết phải trả lời ra sao thì quả thật đáng trách, họ thậm chí còn nghi ngờ mức độ đáng tin của các thông tin còn lại.

_____________________________

Mọi thông tin liên hệ:

ICONICJOB VietNam – Cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao, mạng tim viec lam nhanh, ứng tuyển ngay việc làm mới từ các nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam



Whatever happens, happens
back-to-top iconicjob