Đây là một vấn đề có lẽ khá đơn giản đối với những bạn đang làm ở vị trí content writer lâu năm. Tuy nhiên vẫn còn không ít số người mới làm content hoặc làm ở vị trí này trong thời gian ngắn thường hay thắc mắc mỗi khi chuẩn bị đi xin việc rằng: “Nhà tuyển dụng có yêu cầu gì về kiến thức chuyên môn không? Cần chuẩn bị những gì? Và những điều nên nắm rõ về công việc này?” Hãy tham khảo những ý chính dưới đây, biết đâu một hay nhiều trong số đó lại giúp cho bạn có một cuộc phỏng vấn thành công rực rỡ đấy!
I. Content writer là gì?
Content writer là một vị trí khá quan trọng của phòng marketing trong mỗi công ty. Nhắc đến từ “writer” chắc hẳn bạn cũng đã ngầm đoán ra được những gì bạn phải làm nếu ngồi ở vị trí này, đa số công việc của bạn sẽ rơi vào việc viết bài. Làm cho khách hàng hiểu được giá trị sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn đem lại. Đồng thời, những con chữ mà bạn viết ra sẽ nắm phần quyết định trong việc thuyết phục khách hàng, gia tăng số lượng đơn hàng.
II. Có mấy loại content?
Để trả lời câu hỏi này thì thực sự phải rất cụ thể mới chính xác được. Các loại content sẽ tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc của bạn đối với ngành nghề này. Tuy nhiên đây là những dạng content cơ bản được tổng hợp lại mà bạn nên tham khảo qua.
Xem thêm: Cách trở thành Content Writer giỏi
III. Content infographic
Đây là loại content cơ bản nhất nhưng lại rất thu hút người dùng. Để tạo nên một content infographic, bạn cần phải thu gọn thông tin cần biểu thị một cách tối giản nhất có thể. Một điều cần lưu ý ở đây chính là: content infographic phải chứa đựng hai yếu tố nghịch: chữ càng ít thì ý phải càng đủ. Bên cạnh đó, hãy suy nghĩ ra concept hình ảnh liên quan đến sản phẩm sao cho phù hợp ( ví dụ: những sản phẩm liên quan đến độ tinh khiết thì thường dùng những tông màu mát và sáng ). Có thể bạn nghĩ điều này là không cần thiết vì đó đáng lẽ là việc mà những designer mặc định phải làm. Thế nhưng chỉ có bạn – người tạo ra nội dung mới hiểu rõ được “đứa con” của mình nhất, công việc của một designer chỉ là giúp cho bảng infographic trở nên đẹp hơn về phần nhìn. Khách hàng có quyết định chọn mua hay không, đó vẫn là phụ thuộc vào bạn – content writer.
IV. Content video
Theo như phân tích về hành vi người dùng internet, số lượng người thích xem phim, video – clip ngắn là rất khủng khiếp. Đồng thời những trang mạng xã hội có hỗ trợ hiển thị video như Facebook, Youtube, Instagram, Snapchat,… đều đã cho phép các doanh nghiệp chạy quảng cáo dưới dạng content video. Hiện nay, về mặt bằng chung có thể cho thấy content video đã đem lại rất nhiều lợi ích. Dạng content này được xem như là “kim chỉ nam” cho mọi doanh nghiệp.
Tuy nhiên, vì thời lượng cũng như tiến độ công việc mà content video đòi hỏi những content writer có chuyên môn cao. Bạn sẽ phải nắm được những kĩ thuật như sáng tạo nội dung, phân bố ý, lên kịch bản.
V. Content Facebook
“Dễ như ăn kẹo” sẽ là những gì mà các content writer làm việc lâu năm nói về dạng content này. Công việc rất đơn giản, bạn chỉ cần viết một dòng trạng thái giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn muốn cung cấp lên Facebook. Nội dung bao gồm: tác dụng, lợi ích của sản phẩm, nhược điểm nếu có, phương thức mua hàng, thông tin liên lạc. Đừng quên giật tít để thu hút thêm nhiều người quan tâm, ấn vào và xem. Quay lại phần nhược điểm, hãy cố gắng khiêm tốn và nói giảm nói tránh nhưng vẫn giữ được sự chuẩn xác của nội dung. Ngoài ra, việc tạo nên một content Facebook cũng cần sự ngắn gọn nhưng đầy đủ ý. Để bài viết của bạn có được thêm nhiều sự chú ý, thêm những icon màu sắc nhưng đừng quá nhiều bạn nhé!
VI. Content meme
Nếu bạn là một người yêu thích sự hài hước, sáng tạo thì đây chắc chắn sẽ là một loại content được ví như “đất diễn” của bạn. Để giải thích về loại content này, có thể nói “meme” là những thể loại hình ảnh hài hước, ảnh chế được đăng rất nhiều trên các trang mạng xã hội. Những hình ảnh này thường nhận được rất nhiều lượt chia sẻ cũng như tương tác cao. Tuy nhiên, đôi khi lạm dụng quá nhiều content meme sẽ dẫn đến những kết quả, tác dụng, nhiều ý kiến trái chiều. Đúng là cái gì càng tiện lợi và dễ dàng thì sẽ trở thành một con dao hai lưỡi, hãy đừng quên chú ý lồng ghép và lựa chọn giữa các loại content sao cho phù hợp.
VII. Content tổng hợp
Chắc chắn rằng tất cả mọi người đều ít nhất một lần đọc hoặc tìm thấy qua những bài báo hoặc những bài đăng trên internet về các nội dung có tiêu đề như sau:
Ví dụ: Mười loại rau củ quả mà người mắc phải bệnh tiểu đường nên tránh, Bảy điều bạn cần lưu ý khi làm việc theo nhóm, …
Nếu bạn luôn bắt gặp những con số ở tựa đề thì đó chính xác là loại content liên quan đến những thông tin tổng hợp. Mục đích cũng như yêu cầu của loại content này là hướng dẫn, cung cấp thông tin cho người đọc càng chi tiết càng tốt.
Những loại content và kinh nghiệm kể trên được xem là những điều rất cơ bản mà một content writer phải biết và tìm hiểu trước khi đi phỏng vấn. Hãy tạo cho mình một tinh thần thoải mái, kiến thức vừa đủ trước khi phỏng vấn bạn nhé. Chúc bạn thành công!
_____________________________
Mọi thông tin liên hệ:
ICONICJOB VietNam – Cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao, mạng tìm việc làm, ứng tuyển ngay việc làm mới từ các nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam