iconicJob.vniconicJob Việt Nam - Career Blog

Cách trả lời câu hỏi điểm mạnh và điểm yếu trong phỏng vấn

Một trong những câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất mà hầu hết chúng ta từng trải qua hoặc sẽ gặp phải vào một lúc nào đó là, Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?

I. Trước tiên, chúng ta sẽ bắt đầu với Điểm mạnh

Việc chuẩn bị chu đáo cho các câu hỏi phỏng vấn này là điều rất quan trọng. Ngay cả khi bạn không được hỏi câu hỏi này, bạn cũng nên nhận thức được điểm mạnh của mình và những lợi ích bạn có thể mang lại cho vị trí đang ứng tuyển. Điều này sẽ giúp bạn có được câu trả lời tốt về những điểm mạnh, góp phần giúp bạn dễ vượt qua vòng phỏng vấn và tìm được việc làm như mong muốn.

1. Danh sách điểm mạnh

– Sáng tạo

– Tính linh hoạt

– Mềm dẻo

– Tập trung

– Sáng kiến

– Trung thực

– Tận tâm

– Chính trực

– Tinh thần cầu tiến, luôn học hỏi.

– Giải quyết vấn đề

Ngay cả những ứng viên giàu kinh nghiệm nhất cũng có thể vật lộn với câu hỏi mô tả điểm mạnh của họ, vì vậy chúng tôi đã biên soạn một danh sách các ví dụ để giúp bạn dễ dàng vượt qua được câu hỏi này. Bạn có thể tham khảo từ mỗi ví dụ về thế mạnh chính này để đưa ra lý do thuyết phục mà người quản lý tuyển dụng nên chọn bạn.

2.  Làm thế nào để trả lời điểm mạnh của bạn là gì?

2.1  Đối với lĩnh vực việc làm IT

Bất cứ phần mềm nào mới được phát hành, tôi sẽ luôn là người đầu tiên thử nghiệm và làm quen với nó. Tôi thích tìm hiểu về mọi khía cạnh của các phần mềm mới.

Và khi phát hiện ra các vấn đề không ổn, tôi đã liên hệ với nhà phát triển để sửa nó ngay lập tức. Vị trí này sẽ cho tôi có hội được làm việc với niềm đam mê của mình và giúp cho các chương trình của công ty tốt hơn.

2.2 Tôi luôn thích làm việc theo nhóm

Tôi thấy rằng khả năng làm việc nhóm và cộng tác với các thành viên là thế mạnh của tôi. Trong các dự án mà tôi làm leader, tôi đã làm tốt việc truyền cảm hứng cho các thành viên khác trong nhóm và làm việc cùng với họ để đạt được các mục tiêu của dự án.

2.3 Điểm mạnh lớn nhất của tôi là kỹ năng viết lách

Tôi làm việc tốt dưới áp lực, và tôi chưa bao giờ trễ hẹn. Một ví dụ cụ thể xuất hiện trong đầu tôi là khi tôi được yêu cầu hoàn thành một dự án mà một đồng nghiệp đã quên, tôi phải đảm nhận công việc này khi chỉ còn 2 tiếng nữa là đến thời hạn.

Đó là một phần quan trọng, vì vậy tôi đã đảm nhận công việc này, và với độ chính xác cao, tôi đã có thể hoàn thành bài viết. Nó không chỉ được hoàn thành đúng hạn, mà còn được độc giả của ấn phẩm nhận xét tích cực.

2.4 Tôi có điểm mạnh với ngành tài chính

tôi thấy rằng tôi rất giỏi làm việc với những con số và tôi thực sự yêu thích nó. Tôi thích giúp mọi người tiết kiệm tiền và tìm kiếm cơ hội đầu tư mới cho khách hàng của mình.

Tìm hiểu về nhu cầu của họ và tìm cách giúp họ đạt được lợi nhuận mà họ muốn và họ rất hài lòng với những tư vấn của tôi, và tôi đã giúp khách hàng của mình tăng giá trị ròng lên 10% mỗi năm.

2.5 Tôi là một người đồng cảm

Tôi có kỹ năng quan tâm đến mọi người và hiểu nhu cầu của họ. Tôi đã từng làm nhân viên tư vấn và nhận được một cuộc gọi từ một khách hàng bất mãn với dịch vụ của công ty.

Tôi đã tư vấn cho khách hàng những lựa chọn khác tốt hơn, và giúp giải quyết bức xúc của khách hàng ngay thời điểm đó.Tôi biết tầm quan trọng của việc làm hài lòng một khách hàng và tôi luôn kiên nhẫn và linh động trong các tình huống để làm hài lòng khách hàng.

2. 6 Có kỹ năng giải quyết vấn đề

Tôi tin rằng điểm mạnh lớn nhất của tôi là khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả. Tôi có thể nhìn thấy nhiều khía cạnh của một vấn đề, điều này khiến tôi đủ điều kiện để hoàn thành công việc của mình ngay cả trong những điều kiện đầy thách thức.

2.7. Tôi biết rất rõ về ngành Marketing.

Sau khi làm việc trong lĩnh vực bán hàng và tiếp thị trong hơn 5 năm, tôi có các kỹ năng để tối ưu số tiền quảng cáo và cải thiện lợi nhuận của công ty.

Trên thực tế, khi đảm nhận vị trí này trước đây tôi đã có thể tăng doanh thu cho công ty trong các quý , lần lượt là 7% và 5%.

2.8. Điểm mạnh nhất của tôi là đạo đức công việc

Tôi luôn sự sẵn sàng nhận công việc áp lực khi cần thiết. Tôi không ngại tiếp nhận một khách hàng khó tính hoặc làm một dự án mà không ai khác muốn bởi vì đó là những khách hàng và dự án sẽ cho tôi nhiều kinh nghiệm và trải nghiệm.

Nếu bạn có khả năng kể một câu chuyện bằng câu trả lời  sẽ giúp bạn vượt qua các ứng viên xin việc khác. Bạn càng có thể nói rõ những điểm mạnh lớn nhất của mình sẽ giúp để lại ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng.

II. Điểm yếu

1. Mục đích của nhà tuyển dụng khi đặt câu hỏi này:

Khi đưa ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng không thực sự muốn biết chính xác điể m yếu của bạn là gì, mà thông qua câu trả lời họ sẽ đánh giá bạn dựa trên 3 yếu tố như sau:

Khả năng phân tích: Bạn có khả năng phân tích tốt những sai lầm, điểm yếu, công việc của bạn đang làm như thế nào ?

Khả năng chiến lược: Làm thế nào bạn có thể xây dựng kế hoạch / chiến lược để khắc phục những điểm yếu này?

Mức độ ảnh hưởng : Bạn đã thực hiện tốt các kế hoạch này ở mức độ như thế nào và bạn đã cải thiện được bao nhiêu phần trăm về điểm yếu của mình.

Do đó.

Nếu bạn trả lời rằng không có bất kì điểm yếu nào thì có vẻ rất kiêu ngạo, nhưng nếu bạn trả lời quá nhiều điểm yếu tiêu cực, bạn có thể sẽ mất cơ hội được tuyển dụng cho vị trí đang ứng tuyển. Bạn cần tỏ ra khiêm tốn và sẵn sàng học hỏi mà không khiến người quản lý tuyển dụng sợ hãi với một điểm yếu lớn mà bạn có thể khắc phục.

2. Danh sách điểm yếu

– Không an toàn

– Cực kỳ hướng nội

– Cực kỳ hướng ngoại

– Định hướng quá chi tiết

– Nói trước công chúng

– Hiểu biết về tài chính

– Quá nhạy cảm

– Kĩ năng thuyết trình

3. Làm thế nào để trả lời điểm yếu của bạn là gì?

3. 1 Quá cầu toàn

Tôi có xu hướng quá cầu toàn trong công việc. Bất cứ khi nào tôi hoàn thành một dự án, tôi cảm thấy rằng tôi có thể làm được tốt hơn cho công việc mặc dù tôi vẫn nhận được những phản hồi tích cực từ đồng nghiệp và khách hàng.

Điều này thường khiến tôi làm việc quá sức và khiến tôi cảm thấy kiệt sức. Tôi luôn cố găng dung hòa điều này để giúp bản thân tự tin hơn, và làm việc hòa hợp hơn với mọi người trong Team.

3. 2 Hướng nội

Tôi là người hướng nội, điều này khiến tôi hạn chế trong việc chia sẽ những đóng góp và ý tưởng trong công việc với Team. Tôi cảm thấy rằng tôi  luôn có những ý tưởng hay, nhưng tôi không phải lúc nào cũng thoải mái trình bày.

Tôi quyết định bắt đầu thực hiện các thay đổi để làm quen với việc chia sẻ ý tưởng của mình vì lợi ích chung của nhóm. Tôi vẫn đang tích cực cải thiện điều này và đã đạt được những hiệu quả nhất định trong năm vừa qua.

3.3 Làm việc quá độc lập

Tôi có xu hướng muốn tự mình hoàn thành các dự án mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào từ bên ngoài. Trong quá khứ, điều này khiến tôi gặp phải áp lực và căng thẳng không cần thiết.

Tôi đang cố gắng cải  thiện kỹ năng giao tiếp, hòa đồng và mạnh dạn nhờ sự giúp đỡ của mọi người trong công ty.

3. 4 Tôi là người cả nể

Tôi luôn tránh đối đầu trong cả cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp. Điều này khiến tôi đôi khi phải thỏa hiệp về chất lượng công việc hoặc những gì tôi cần để hoàn thành một dự án chỉ để giữ hòa khí.

Tôi nhận ra điểm yếu này và đã tích cực làm việc để nói lên ý kiến của mình một cách xây dựng và hữu ích để cải thiện hiệu xuất của Team.

Bạn càng có thể nói rõ hơn những điểm yếu đáng kể nhất của mình và đưa ra các ví dụ và cách bạn đang cố gắng khắc phục những điểm yếu đó sẽ phục vụ tốt cho bạn trong quá trình tìm việc.

Phần kết luận

Thực hành. Luyện tập là một trong những bước quan trọng nhất trước cuộc phỏng vấn của bạn. Với việc luyện tập phù hợp, bạn sẽ đưa ra được câu trả lời gây ấn tượng với người quản lý tuyển dụng khi được hỏi:  Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?



Tài Phan có kinh nghiệm 6 năm trong ngành Digital Marketing, luôn muốn chia sẽ những kiến thức hữu ích đến với mọi người. Quan niệm sống của tôi là “Lạc quan luôn là yếu tố dẫn đến thành công, không điều gì có thể thực hiện được mà không có hy vọng và sự tự tin”.
back-to-top iconicjob