Dù bạn là người tìm việc làm có kinh nghiệm lâu năm hoặc bạn là sinh viên mới ra trường. Bạn vẫn có thể mắc phải các sai lầm như: không có sự phân bổ hợp lý trong lịch tìm việc, đặt ra kỳ vọng mong muốn quá cao, cô lập với bạn bè người than xung quanh. Đó là những sai lầm nghiêm trọng trong cách nhìn và suy nghĩ của bạn trong quá trình tìm việc làm. Sau đây là 7 sai lầm mà ứng viên thường hay mắc phải:
> Những bài học rút ra từ các lần phỏng vấn thất bại
> Những điều bạn cần phải làm sau khi phỏng vấn
> Tiết lộ bí quyết “spam hồ sơ” đúng cách
1. Dành quá nhiều thời gian để nghỉ ngơi
Sau khi vừa hoàn tất chương trình Đại Học hoặc vừa nghỉ việc tại công ty cũ, hầu hết mọi người sẽ dành cho mình một khoảng thời gian để thư giản, nghỉ ngơi bằng cách đi du lịch, thể thao… Tuy nhiên, đừng giành quá nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi như vậy, bạn cần phải chuẩn bị ngay cho mình quá trình tìm việc mới. Thậm chí, một vài người có suy nghĩ rằng mình có thể dễ dàng tìm việc nhanh chóng bằng các kỹ năng của mình trong công việc. Đừng ngủ quên trên chiến thắng mà quên đi rằng bạn còn một quá trình tìm việc gian nan trước mắt.
2. Dành thời gian để tìm việc quá ít
Hầu hết các ứng viên dành ít hơn 2 tiếng mỗi ngày để tìm một việc làm mới. Sự phân bố như vậy là không đồng đều và chính xác. Các nghiên cứu cho thấy rằng nếu bạn dành nhiều thời gian để tìm việc hơn thì khả năng tìm được việc làm của bạn sẽ sớm hơn. Bạn có thể sử dụng nhiều nguồn tìm kiếm khác nhau như bạn bè, người thân, mạng xã hội và đặc biệt là các trang mạng tuyển dụng
Xem thêm: Bí quyết có dấu ấn 5 phút đầu tiên của buổi phỏng vấn
3. Không thể duy trì sự lạc quan trong lúc tìm việc
Quá trình tìm việc làm là một giai đoạn thử thách khắc nghiệt, chán nản và bạn sẽ đối mặt với rất nhiều áp lực. Tuy nhiên, có nhiều cách để duy trì sự lạc quan và niềm tin trong quá trình tìm việc làm. Bạn hãy thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe và giữ cho mình một tinh thần tốt, ăn uống điều độ. Khi quá trình tìm việc không thuận lợi, nên cố gắng cùng với một người bạn hoặc thành viên gia đình và làm một điều gì đó vui vẻ.
4. Không tự tin để thể hiện bản thân với nhà tuyển dụng
Bạn được nhà tuyển dụng trao cơ hội tìm được việc làm bằng một buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, bạn lại không đủ tự tin để thể hiện khả năng của bản thân mình với nhà tuyển dụng và công việc mơ ước đang bay xa dần với vòng tay của bạn. Hãy coi quá trình tìm việc làm là một công việc của mình hằng ngày của bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm kinh doanh thì hãy coi mình như là người bán hàng, bạn cần phải tự tin và tin tưởng vào bản thân mình để có thể bán được các sản phẩm
5. Đẩy “trách nhiệm” cho hoàn cảnh
Bạn đỗ lỗi nguyên nhân không tìm được việc làm cho hoàn cảnh gia đình, bạn phải chăm lo việc nhà, làm các công việc khác để phụ giúp gia đình. Cũng có thể bạn sẽ đẩy “trách nhiệm” đó sang cho thị trường lao động, với một lượng lớn các ứng viên tìm việc trong tất cả các ngành đặc biệt là các việc làm Kế toán thì sẽ rất khó để tìm được một công việc vừa ý. Tuy nhiên, đó chỉ là cách bạn tự bào chữa cho mình, bạn nên tập cho mình một thói quen tìm việc hợp lý chẳng hạn như bạn sẽ tham khảo các thông tin tuyển dụng trên báo chí vào buổi sang, truy cập vào các trang mạng tuyển dụng vào buổi chiều để xem tin tức tuyển dụng.
Xem thêm : 7 bí kíp tạo CV thu hút nhà tuyển dụng (kèm mẫu CV miễn phí)
6. Đặt ra kỳ vọng, mong muốn quá cao
Tìm việc với tâm trí cởi mở, lạc quan là tốt nhưng dù sao bạn vẫn nên có giới hạn nhất định, phù hợp với kỹ năng bạn có. “Nếu giới hạn quá rộng, bạn sẽ lãng phí nhiều thời gian mà không mang lại kết quả nào cụ thể. Các công ty muốn ứng viên phải hiểu rõ về công việc được yêu cầu. Mặt khác, nếu giới hạn quá hẹp, bạn sẽ không tìm được nhiều cơ hội cho mình”.
7. Cô lập khỏi bạn bè và gia đình vì dành quá nhiều thời gian tìm việc
Duy trì mối quan hệ với bạn bè, người thân thường xuyên bởi bạn không thể chỉ sống với các đồng nghiệp. Hãy sắp xếp thời gian biểu phù hợp để giữ mối quan hệ với bạn bè và gia đình, giúp bạn cân bằng cuộc sống.