Từ những bài viết trước, chúng ta đã có dịp tìm hiểu sơ lược về phong cách giao tiếp đa dạng và phong phú trong môi trường việc làm tiếng Nhật. Tuy vậy, tác giả chưa có dịp đề cập về triết lý kinh doanh và sản suất của người Nhật – là yếu tố cốt lõi để làm nên sự phát triển thần kì và vững mạnh của Nhật Bản cho đến ngày nay.
> Văn hóa về giờ giấc trong môi trường việc làm tiếng Nhật
> Những hoạt động cuối năm ở môi trường việc làm tiếng Nhật
> Cách sử dụng danh thiếp trong môi trường việc làm tiếng Nhật
Vì vậy, loạt bài sau đây sẽ giới thiệu đến người đọc về một triết lý vàng của người Nhật được ứng dụng trong môi trường công sở, môi trường sản xuất, và cả đời sống xã hội, cùng đón xem nhé.
Kaizen – Triết Lý Kinh Doanh Vàng Của Người Nhật
Quả thật, kinh doanh xuất phát từ con người, mà con người được thể hiện qua văn hóa, nói vậy để thấy những triết lý hay quan niệm kinh doanh riêng biệt của một quốc gia nào đó đều bắt nguồn từ chính trong suy nghĩ và văn hóa của dân tộc đó. Người Nhật nổi tiếng là những người chăm chỉ, cần mẫn và có tinh thần ham rèn luyện, ham học hỏi để có được thành quả. Vì vậy, triết lý kinh doanh của họ ra đời cũng phản ánh đúng như tính cách của họ, đó là triết lý Kaizen – triết lý thay đổi, nâng cấp từ những điều nhỏ để được thành quả lớn.
“Kai” trong tiếng nhật có nghĩa là “thay đổi, cải tiếng, nâng cấp, đổi mới” trong khí đó “Zen” lại có nghĩa “liên tục, không ngừng nghỉ, đều đặn” . Vậy ý nghĩa đầy đủ của Kaizen là đề cập đến những sự đổi mới, nâng cấp không ngừng nghỉ trong quá trình kinh doanh và sản xuất.
Phương pháp Kaizen ra đời sớm nhất từ sau cuộc thế chiến thứ II, được xem là một phát minh về phương pháp làm việc của người Mỹ và Nhật trong chương trình hỗ trợ giúp tái thiết kinh tế Nhật Bản. Mãi về sau này, công ty Toyota là công ty đầu tiên áp dụng Kaizen trong môi trường việc làm công ty Nhật, và mang lại những thành quả không ngờ. Dần sau đó, phương pháp kaizen được áp dụng rộng rãi trong những công ty khác như Canon, Honda, Panasonic … Không chỉ phát triển trong lĩnh vực sản xuất, phương pháp kaizen dần là nền tảng quản lý có mặt trên tất cả mọi lĩnh vực từ dịch vụ cho đến truyền thông và sau đó là đi sâu vào đời sống của mỗi người.
Đặc trưng của Kaizen và sự khác biệt trong văn hóa đổi mới của người Nhật
Nói đến Kaizen tức là nói đến sự đổi mới trong quy trình làm việc, trong sản xuất, trong ý tưởng nhằm thay đổi những quy trình làm việc thường ngày để hướng đến những quy trình tân tiến có thể mang lại kết quả tốt hơn. Vậy đặc trưng của sự đổi mới trong doanh nghiệp Nhật Bản cụ thể như thế nào?
Đối với môi trường việc làm công ty Nhật, đổi mới thể hiện từ những sự cách tân nhỏ để dẫn đến sự thay đổi lớn sau một quá trình. Cụ thể, các câu hỏi thường đặt ra là :”để tăng năng suất, chúng ta có cần thay đổi các bước làm việc?”, “bạn có thể tăng tốc độ để hoàn thành công việc sớm hơn 10p mỗi ngày?”. Nói chung, người Nhật quan niệm về sự thay đổi từ những điều nhỏ nhất và chậm rãi, từ cách làm việc và sản xuất mỗi ngày. Từ những sự cách tân nhỏ đó nhằm mục đích thúc đẩy công việc nhiều hơn, thành quả hôm nay phải hiệu quả hơn ngày hôm qua. Lâu dần những thành quả nhỏ sẽ đúc kết để tạo nên những thành quả lớn, tạo nên những thay đổi vượt bậc về sự phát triển sau một thời gian nhất định.
Còn đối với người Mỹ cũng như các xã hội phương Tây, sự thay đổi hay cách tân thường diễn ra một cách bất chợt và không thường xuyên, có khi không diễn ra trong một thời gian dài. Tuy nhiên, mỗi khi có sự thay đổi thì đó là những sự cách tân “khổng lồ”, cách tân triệt để có tác dụng đẩy kết quả tăng một cách vượt bậc, tốn nhiều thời gian và chi phí hơn.
Như vậy, có thể thấy sự cách tân trong văn hóa kinh doanh việc làm tiếng Nhật thường là kết quả của tập thể, là sự kiên trì, bền bỉ thay đổi từ những điều nhỏ nhưng diễn ra mỗi ngày. Trong khi đó, kết quả của sự cách tân ở phương Tây mang tính bất định và thường là kết quả của một cá nhân hay một nhóm nhỏ trong công ty.
Kết Luận
Kaizen là một văn hóa, là một triết lý kinh doanh đã tồn tại từ lâu đời và có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển ở môi trường việc làm công ty Nhật. Triết lý này xét ra lại rất thích hợp dành cho môi trường kinh doanh và sản xuất ở Việt Nam khi không đỏi hỏi quá nhiều về sự ứng dụng thành quả của các công nghệ mới và nguồn vốn dồi dào. Vì vậy, hy vọng trong thời gian sắp tới, sẽ có nhiều doanh nghiệp trong nước áp dụng thành công phương pháp Kaizen và khẳng định sự phát triển lâu dài của mình.