Việt nam và Nhật Bản có nhiều sự đồng điệu về văn hóa và tập quán nên quan hệ giữa cả hai nước ngày càng phát triển theo chiều hướng tốt và khắng khít hơn. Tuy nhiên, trong văn hoá làm việc ở hai nước lại có nhiều sự khác biệt. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm nhiều thông tin nhé.
1) Đúng giờ
Nếu bạn đã từng tiếp xúc và làm việc với người Nhật chắc hẳn bạn đã biết được văn hoá đúng giờ của ngừoi Nhật như thế nào. Điều này dễ nhận thấy khi bạn đi tàu điện ngầm ở xứ sở hoa anh đào, giờ khởi hành và giờ tàu đến ga đúng đến từng phút , từng giây hoặc khi bạn có hẹn với ngừoi Nhật thì họ sẽ luôn luôn đến sớm trước giờ hẹn ít nhất 5 phút. Chính vì vậy, ta rất dễ nhìn thấy hình ảnh ngừoi Nhật vội vàng chạy đến các ga tàu, những bước chân vội vã trên khắp nẻo đường để tranh thủ đến đúng giờ làm, giờ hẹn. Đúng giờ như một thói quen đã ăn sâu vào ý thức của ngừoi Nhật. Do đó, việc trễ giờ được xem là mất lịch sự và thiếu tôn trọng với ngừoi đối diện.
Sự đúng giờ của người Nhật
Trong khi đó, ý thức tuân thủ thời gian ở Việt Nam lại không được đề cao đúng mức. Việc đến trễ giờ làm, giờ hẹn từ 5 – 10 phút được xem là khá bình thường vì dường như việc này đã ăn sâu vào nếp sống, thói quen của ngừoi Việt. Chính vì vậy, khái niệm giờ dây thun được đặt ra dành cho những cá nhân thường hay đi trễ, không đề cao thời gian. Hiện tại, vấn đề này vẫn còn tồn đọng trong mỗi ngừoi Việt và chưa giải quyết triệt để.
2) Tính đồng bộ _ tập thể
Điểm khác biệt thứ hai không thể không nhắc đến đó là tính đồng bộ và tập thể.
Học sinh ở Nhật từ mẫu giáo đến cấp 3 đều có đồng phục, trăm ngừoi như một để tránh sự phân biệt giữa các học sinh giúp họ bình đẳng với nhau và không mất thời gian chú ý ngoại hình lẫn nhau. Khi đi xin việc hoặc đi làm nơi công sở thì họ thường ăn mặc trang phục cùng một kiểu đồ vest màu basic đen, mang cùng một kiểu giày và kiểu tóc cũng thường giống nhau để tránh bị xem là thu hút người đối diện bằng ngoại hình thay vì năng lưc.
Đồng phục công sở Nhật
Trong công ty Nhật đặc biệt rất đề cao tính tập thể. Họ đề cao việc trao đổi, chia sẻ kiến thức và cùng nhau giải quyết vấn đề. Họ thường không đề cao một cá nhân nào mà thường đề cao thành quả của một nhóm vì họ cho rằng sự thành công không đến từ riêng một ngừoi nào mà do sự cố gắng của một team.
Ngược lại, ở Việt Nam các học sinh trước đây được mặc đồ khá tự do. Đồng phục thường là áo trắng – quần tây nên tuỳ gia đình, tuỳ điều kiện mà những chiếc áo trắng, quầy tây đó sẽ được may theo nhiều kiểu khác nhau. Ngày nay, các trường đã thay đổi nhiều để tạo sự bình đẳng cho các học sinh bằng cách sử dụng áo, quần, váy đồng phục.Khi làm ở các công ty Việt bạn sẽ được ăn mặc khá thoải mái và thể hiện được cá tính của mình miễn là trang phục lịch sự và phù hợp với môi trường làm việc.
Đồ công sở Việt Nam
Hiện tại, Việt Nam trong văn hoá công sở vẫn khá đề cao cái tôi của mỗi cá nhân.Tinh thần teamwork chưa được đề cao, Khi xảy ra vấn đề, người Việt thường làm xử lí theo cách bản thân nghĩ sẽ đem lại kết quả tốt nhất và ít khi hỏi ý kiến của đồng nghiệp hay những người đi trước. Điều này sẽ khiến team mất đoàn kết và không đem lại hiêu quả tốt nhất cho vấn đề.
3) Lập kế hoạch làm việc
Đối với người Nhật, trong công việc họ luôn vạch ra nhưng kế hoạch cụ thể và tiến hành dựa trên kế hoạch đã đề ra để đạt hiệu quả tốt nhất.
Người Nhật luôn làm theo kế hoạch
Ngay cả việc đi chơi họ cũng sẽ lên sẵn một kế hoạch ngày nào giờ nào sẽ đi đến đâu và làm cái gì. Việc họ lên kế hoạch rõ ràng như vậy sẽ giúp người Nhật quản lí tốt được công việc và thời gian một cách dễ dàng. Tuy nhiên, khi có một sự thay đổi nào gấp gáp và những công việc không có thời hạn kết thúc thì họ lại bị lúng túng và khó khăn trong việc sắp xếp lại công việc.
Ngược lại với người Nhật thì người Việt khá tốt trong việc thích ứng với sự thay đổi đột ngột và giải quyết những công việc không có thời hạn cụ thể. Thế nhưng, người Việt lại thường thực hiện công việc vào sát deadline, không có kế hoạch trước hoặc có nhưng lại không tuân thủ theo tiến độ.
Người Việt làm việc sát Deadline
Ví dụ: Nếu có một công việc đề ra trong vòng 2 tháng thì người Nhật sẽ cố gắng hoàn thành kế hoạch trong vòng 1 tháng đầu và tháng còn lại là khoảng thời gian xem xét và chỉnh sửa, hoàn thành công việc. Còn người Việt sẽ không cố gắng hoàn thành kế hoạch trong vòng 1 tháng đầu mà sẽ kéo dài cố gắng hoàn thành trong tháng thứ 2.
Cả hai đất nước đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng trong văn hóa công sở. Chúng ta cần học hỏi những điều tốt và tránh những điều chưa tốt của nhau để xã hội ngày càng phát triển thịnh vượng.
_____________________________
Mọi thông tin liên hệ:
Việc làm IconicJob.vn – Website tuyển dụng nhân sự tiếng Nhật, tìm việc làm tiếng Nhật uy tín tại Việt Nam. Chuyên tuyển dụng các Jobs tiếng Nhật cấp cao cho các Cty tầm cỡ của Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam.