Có những điều bất ngờ sẽ xảy ra trong cuộc sống hoặc công việc của bạn, nếu bạn được yêu cầu nghỉ phép lâu hơn những ngày phép bạn có. Bạn sẽ làm gì?
I. Nghỉ phép là gì?
Nghỉ phép là khoảng thời gian nhân viên tạm rời xa công việc, công ty họ đang làm để dành thời gian tận hưởng cuộc sống, giúp cơ thể giảm bớt căng thẳng cân bằng trong cuộc sống và sẽ quay lại làm việc sau kỳ nghỉ.
Nghỉ phép nó khác với các hình thức vắng mặt khác như nghĩ lễ hoặc có việc đột xuất phải nghỉ. Nó khác nhau bởi ở hình thức, vì nghỉ phép được coi là lợi ích hoặc đặc quyền của nhân viên.
Và có hai loại nghỉ phép: bắt buộc và tình nguyện.
Nghỉ phép bắt buộc trong trường hợp phải tham gia nghĩa vụ quân sự…
Nghỉ phép tự nguyện, việc nghỉ phép này có thể có nhiều lý do – có thể là cá nhân hoặc chuyên nghiệp. Một số trường hợp nghỉ phép cá nhân bao gồm nghỉ thai sản, nghỉ phép có việc gia đình, nghỉ ốm, nghỉ tang gia…
Các chính sách và quy định về nghỉ phép ở mỗi công ty sẽ khác nhau và hầu hết các nhân viên full time sẽ được nghỉ phép trong từng trường hợp phụ cụ thể theo quy định của công ty.
II. Bạn có được trả tiền khi nghỉ phép không?
Tùy theo quy định của từng công ty, nhưng quy định chung của nhà nước là người lao động sẽ được hưởng 12 ngày phép có lương khi làm đủ 1 năm mà vẫn được trả lương. Đối với các trường hợp nghỉ quá số ngày phép quy định thì sẽ không được trả lương.
Nếu bạn gặp trường hợp cần phải xin nghỉ phép, thì hãy làm theo các bước sau để có thể được cấp trên chấp nhận cho nghỉ phép.
1. Cần nắm rõ các quy định nghỉ phép của công ty
Ngoài các quy định chung về nghỉ phép theo luật nhà nước, hầu hết các công ty khác nhau cũng đều có thêm khác chính sách nghỉ phép khác nhau dành cho nhân viên. Do đó, để có thể tận dụng điều đó một cách hợp lý và có lợi nhất, bạn cần phải nắm rõ các quy định và chính sách nghỉ phép khi mới bắt đầu làm việc tại công ty.
Cần tìm hiểu rõ điều này vì nó ảnh hưởng đến tiền lương và các lợi ích khác. Bạn có đủ điều kiện để nghỉ phép nhưng vẫn được trả lương? Số ngày dự định nghỉ phép có phù hợp với quy định hay không? Đây là những điều bạn cần cân nhắc trước khi gặp và nộp đơn xin nghỉ phép cho cấp trên.
2. Thông báo sớm cho cấp trên trước khi bắt đầu nghỉ phép đặc biệt là kỳ nghỉ dài ngày
Bạn không nên nghỉ phép đột ngột mà không có bất kỳ một thông báo nào. Điều quan trọng cần làm là thông báo cho cấp trên của bạn thời gian bạn nghỉ càng sớm càng tốt để họ có thể lên kế hoạch trước. Nếu bạn nghỉ phép một khoảng thời gian dài thì cần phải có ai đó đảm nhận công việc của bạn hiện tại. Việc này làm cho bất kì khi nào người lao động nghỉ phép.
3. Nói chuyện với cấp trên và phòng nhân sự
Bạn không muốn trở thành nhân viên vô kỷ luật trong mắt cấp trên, vì vậy hãy thông báo cho cấp trên trực tiếp biết về việc bạn sẽ nghỉ phép trong thời gian sắp đến. Việc thông báo cho cấp trên giúp họ nắm bắt được tình hình nhân sự và xem xét liệu việc bạn xin nghỉ phép, thời gian xin nghỉ phép của nhân viên có đủ điều kiện để được phê duyệt hay không. Sau khi được cấp trên trực tiếp đồng ý, nhân viên sẽ thông báo cho bộ phận nhân sự để nắm bắt tình hình.
4. Viết đơn xin nghỉ phép
Giống như bất kỳ tài liệu ràng buộc về mặt pháp lý, điều quan trọng là bạn phải xin nghỉ phép bằng văn bản. Điều này nên bao gồm ngày bắt đầu và ngày kết thúc. Nhân viên có thể nghỉ đến việc đưa ra một lý do phù hợp để giúp cho việc xin nghỉ dễ dàng đơn giản hơn.
5. Nói chuyện trực tiếp
Ngoài đơn xin nghỉ phép, nhân viên cần trao đổi trực tiếp với cấp trên. Việc này giúp nhân viên có thể trao đổi và trình bày nhiều hơn về lý do xin nghỉ phép để cấp trên có thể hiểu hơn về tình trạng nhân viên đang gặp phải và có thể tạo điều kiện để nhân viên có thể nghỉ phép để giải quyết công việc riêng.
Với những thông tin này hy vọng sẽ cung cấp cho những nhân viên đang cần nghỉ phép biết được những yêu cầu cần thiết và dễ dàng được cấp trên đồng ý. Chúc bạn thành công.
_____________________________
Mọi thông tin liên hệ:
ICONICJOB VietNam – Cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao, mạng tìm việc làm, ứng tuyển ngay việc làm mới từ các nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam