iconicJob.vniconicJob Việt Nam - Career Blog

Những điều nên học tập từ sếp người Nhật để trở thành Leader giỏi

Bạn thấy đó, đôi khi đứng ở vị trí làm một người sếp quả thực chẳng hề dễ dàng một chút nào. Đứng trước núi công việc hằng ngày, bạn còn phải lo toan rất nhiều thứ nào là hệ suất làm việc của nhân viên, làm sao để mọi người cảm thấy thoải mái khi đến công ty mỗi ngày. Văn hóa làm việc của người Nhật luôn được rất nhiều quốc gia trên thế giới chú ý cũng như học hỏi. Hãy cùng chúng tôi lướt qua những “phong cách” làm việc sau đây của những vị sếp người Nhật

1. Sếp Nhật luôn tích cực dành cho nhân viên mình những lời khen

Phần đông số người sau khi làm việc văn phòng đều có phần không hài lòng về sếp mình. Lí do là vì họ luôn phải làm việc như những “con nợ”, mỗi ngày đi làm deadline đều chồng chất nhiều hơn mà tinh thần và động lực làm việc thì chỉ vỏn vẹn là con số không.

Những doanh nghiệp Nhật Bản lớn luôn giữ vững được vị trí của mình trên thương trường đó chính là vì họ luôn thúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên bằng cách đưa ra những lời khen hoặc những hình thức khen thưởng cho những nhân viên có tiến bộ, điều này được xảy ra rất thường xuyên khiến cho việc tạo nên năng suất làm việc một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Đối với những nhân viên khá chậm chạp trong công việc, hãy tiếp tục cổ vũ họ bằng cách này. Điều này khiến cho họ cảm thấy thoải mái hơn cũng như tôn trọng công việc và môi trường làm việc nhiều hơn.

2. Sếp Nhật luôn tuân thủ luật lệ chung

Khi làm việc tại một môi trường chuyên nghiệp , việc có rất nhiều quy định chung là một điều thực sự thiết yếu. Môi trường càng rộng và càng chuyên nghiệp thì quy định càng đôi chút có phần khó khăn hơn với nhân viên. Mọi người thường nghĩ và bỏ qua cho khái niệm rằng “Sếp cũng phải tuân thủ theo những quy định chung”.

Đưa ra một ví dụ đơn giản nhé, các sếp Nhật rất hay đến sớm và về muộn. Điều này thể hiện được sự tiên phong trong “thái độ làm việc”. Khi đã là người đi đầu, dẫn dắt nhân viên thì phải chỉn chu trong công việc trước nhất. Theo thống kê, rất nhiều người Nhật đã chọn nơi ở gần cơ quan để thuận lợi cho việc đi lại cũng như tiết kiệm được tài nguyên rất đáng giá – thời gian. Một thái độ tốt từ người dẫn đầu sẽ luôn luôn tạo nên một hiệu ứng khả quan về năng suất và kết quả làm việc.

3. Thật sự tôn trọng những nhân viên của mình

Rất nhiều leader hay sếp thường có xu hướng vì hình ảnh của bản thân mà quên mất tầm quan trọng của hai chữ “cảm ơn” và “xin lỗi”. Họ thường đùn đẩy trách nhiệm sang những nhân viên cấp thấp hơn hoặc cho qua những lỗi nhỏ của mình để giữ được hình ảnh đẹp cũng như mong muốn nhận được sự tôn trọng từ cấp dưới. Tuy nhiên điều này là không nên. Người Nhật Bản luôn có thói quen đề cao những ứng xử cơ bản như cảm ơn và xin lỗi – những cử chỉ nhỏ nhặt nhưng lại thể hiện sự tôn trọng rất cao dành cho người khác. Hãy thu nhỏ khoảng cách giữa bạn và nhân viên qua việc trân trọng sức lao động của người khác, đồng thời nhận lỗi khi xảy ra những sự cố sơ suất ngoài ý muốn. Chỉ cần nói cảm ơn và xin lỗi đúng lúc, chắc chắn nhân viên của bạn sẽ không ngại ngần làm việc tốt hơn cũng như chân thành với bạn hơn khi mắc lỗi sai. Tránh trường hợp phát hiện ra những sự việc nghiêm trọng mà chỉ vì căng thẳng, họ đã cố tình che giấu đi.

Hãy nhớ một điều, cho dù bạn ở chức vụ nào đi chăng nữa, học hỏi nhân viên của bạn luôn là một điều không bao giờ thừa thãi, vậy nên đừng ngại ngần thể hiện những ứng xử đã nêu trên

4. Công bằng luôn đi đôi trong công việc

Chức vụ càng lớn thì trách nhiệm càng cao. Đồng nghĩa với việc bạn phải càng khắt khe với chuyện công minh, công bằng giữa những người đồng nghiệp và những người nhân viên đang làm việc cho bạn. Sẽ chẳng ai muốn làm trong một môi trường thiếu sự công bằng cả. Một vấn đề nhạy cảm hơn mà bạn nên chú ý đó là chuyện lưu ý đó là chuyện lương thưởng, “những con số biết nói” có thể làm cho nhân viên của bạn cảm thấy chán nản làm việc khi họ phát hiện ra sự thiếu công bằng. Cũng như hãy để ý hơn về sự tiến bộ của họ, đó cũng là một cách để thể hiện sự công bằng mà bạn không thể bỏ qua.

5. Làm hay chơi đều luôn hết mình

Chính vì luôn yêu công việc mà người Nhật luôn hết mình chẳng khác gì như đi chơi. Team building kết hợp với du lịch sẽ là một ý hay nếu bạn muốn tổ chức một chuyến vui chơi cho nhân viên của mình. Sự thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng là một yếu tố thiết yếu để tạo nên một tập thể làm việc hiệu quả. Một tips mở teambuilding sao cho vui đó chính là hãy lắng nghe ý kiến của nhân viên xung quanh bạn trước khi đi đến quyết định cuối cùng, đồng thời hãy cố gắng phân bổ thời gian sao cho thật thoải mái và đừng quá vội vàng.



Tôi là người luôn lạc quan và sống tích cưc. Luôn đối mặt với những khó khăn và vượt qua nó. Viết lách giúp tôi được chia sẽ và lan tỏa những điều tích cực đến với nhiều người hơn.
back-to-top iconicjob