Đi làm việc chưa bao giờ là điều dễ dàng, đặc biệt là với các công ty nước ngoài như Nhật Bản. Để không gây mất lòng sếp bạn phải chú ý đến các quy tắc cơ bản dưới đây, tuy không khó nhưng rất dễ lơ là.
Xưng hô đúng mực
Cách xưng hô của người Nhật có sự phân việt rõ ràng, bạn chỉ được phép dùng danh xưng như -san, -chan, -kun… cho bạn bè hoặc những người cực kì thân cận. Với sếp bạn phải gắn tên với địa vị, việc dùng đuôi -san sẽ khiến sếp Nhật phật lòng, nghĩ bạn không tôn trọng họ hoặc không hiểu về văn hóa Nhật.
Tuy nhiên, sếp có thể gọi nhân viên của mình là –san, vì vậy bạn không nên thấy bất tiện khi hô xưng hô như vậy.
Đôi khi, chỉ vì cách xưng hô chưa đúng mực, bạn sẽ bị loại ngay từ buổi phỏng vấn chứ không cần đợi đến khi bắt đầu quá trình thử việc.
Dùng kính ngữ đúng mực
Bạn buộc phải dừng kính ngữ với cấp trên, người lớn hơn tuổi và các bậc tiền bối trong công ty. Trong tiếng Nhật, kính ngữ được chia làm 3 loại:
– Kính ngữ loại 1 & 2: thể hiện sự tôn trọng cao, nên dùng cho chủ tịch, tổng giám đốc.
– Kính ngữ loại 3: thể hiện mức độ trang trọng vừa phải, nên dùng cho trưởng phòng, quản lý, người hơn tuổi hay tiền bối trong công ty.
Kính ngữ không chỉ được dùng để nói trực tiếp với sếp mà còn dùng khi bạn trần thuật lại câu chuyện về sếp. Bạn nên dùng thống nhất 1 loại kính ngữ, không nên ghép 1 và 3, 2 và 3 để thể hiện sự tôn trọng tuyệt đối.
Khi nói chuyện, bạn cần giữ sự chừng mực, lễ phép vừa đủ, tránh thể hiện sự xu nịnh quá lộ liễu, người Nhật rất ghét điều này.
Hiểu phong cách làm việc và luôn vâng dạ
Các sếp phương Tây thường rất thích đưa ra mệnh lệnh và chỉ dẫn rõ ràng. Ngược lại, các sếp người Nhật lại thường đưa ra gợi ý, phương hướng hành động, còn lại bạn phải tự phát triển hướng đi.
Điều này có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, loay hoay vì phải mò mẫm, đủ thứ. Thế nhưng đừng cố gặng hỏi các sếp làm gì vì sếp muốn trao quyền và trách nhiệm cho bạn, bạn phải chứng minh được khả năng tìm tòi, sáng tạo và năng lực thực sự của mình.
Sau khi nộp dự án, trong nhiều trường trường hợp sếp sẽ sửa chằng chịt và bắt bạn làm lại. Thường thường nhân viên mới vào sẽ cảm thấy cực kì khó chịu, vì các sếp không chịu nêu rõ phương hướng ngay từ đầu.
Tuy nhiên, đây lại là cách làm việc khá phổ biến tại Nhật bởi sếp Nhật tương đối bảo thủ, bạn sẽ phải sửa đi sửa lại dự án đến khi sếp vừa lòng thì thôi. Nếu bạn cãi lại, tỏ thái độ thì sếp sẽ nghĩ rằng bạn đang chống đối và nảy sinh ác cảm. Ngược lại, sếp Nhật mong muốn nhân viên lắng nghe, tiếp thu ý kiến và làm theo chỉ đạo. Hãy mỉm cười nhẹ nhàng, hứa sẽ sửa lại dự án và đưa ra thời gian cụ thể mới là hành động phù hợp nhất.
Do đó, tại các công ty Nhật, tính kiên trì, nhẫn nại và chăm chỉ luôn được đặt lên hàng đầu. Nếu bạn muốn làm việc trong môi trường rành mạch, có chỉ đạo rõ ràng thì các công ty Âu Mỹ lại tỏ ra phù hợp hơn.
Tuân thủ đúng nội quy công ty
Công ty Nhật tại Việt Nam hoặc việc làm tại Nhật thường có một bản nội quy chặt chẽ, bao gồm: không đi muộn, không nói chuyện trong giờ, không làm việc riêng… Nếu như công ty Việt Nam có thể “lơi lỏng” cho nhân viên đôi chút thì công ty Nhật hoàn toàn không.
Ngay từ ngày đầu tiên đặt chân vào công ty bạn phải cam kết rằng mình sẽ tuân thủ chặt chẽ bản nội quy này. Ví dụ như việc đúng giờ bạn phải thực hiện được trên cả 3 phương diện:
– Không đi muộn dù chỉ là 1 phút, sếp Nhật không chấp nhận bất kể lý do nào, từ hỏng xe cho đến mưa, bão… bạn luôn phải có thời gian dự phòng cho các trường hợp như vậy.
– Không bắt khách hàng chờ đợi, từ việc nghe điện thoại đến việc gặp gỡ trực tiếp, khách luôn là ưu tiên hàng đầu.
– Hoàn thành đúng tiến độ công việc được giao để không ảnh hưởng đến công việc chung, dù phải ở lại làm thêm hay thức khuya bạn cũng cần cố hết sức.
Trong thời đại ngày càng phát triển, các công ty Nhật đã dần cởi mở hơn trong chính sách làm việc cũng như văn hóa công ty. Tuy nhiên, để tránh gây mất lòng sếp, nhanh chóng chiếm được cảm tình được đồng nghiệp, bạn phải nắm chắc các quy tắc trên. Đôi khi, chỉ vì 1 sơ sẩy nhỏ, bạn có thể đánh mất cả tiền đồ của mình, vì thế, hãy thật cẩn thận!