iconicJob.vniconicJob Việt Nam - Career Blog

8 Chỉ số bạn phải biết

Người ta lượng hoá khả năng của một con người thông qua các chỉ số cá nhân. Có tổng cộng 8 loại chỉ số, trong đó các chỉ số IQ, EQ, SQ là các chỉ số quen thuộc ai cũng từng nghe qua. Việc hiểu rõ 8 chỉ số này sẽ giúp bạn tìm ra thế mạnh của mình, qua đó có thể phát huy và rèn luyện để phát triển bản thân trong công việc và sự nghiệp.

 

Tầm quan trọng của mỗi chỉ số lại phụ thuộc vào đam mê và công việc của bạn. Ví dụ, nếu bạn là một nghệ sĩ hay người làm việc với những ý tưởng (hoạ sĩ, nhạc sĩ,… ) thì chỉ số sáng tạo (CQ) là chỉ số quan trọng nhất mà bạn cần lưu tâm; nếu bạn là người làm việc với những con số, hay đòi hỏi tư duy logic ( công việc tài chính, kế toán,…) thì đòi hỏi chỉ số thông minh (IQ) cao; hay nếu việc làm của bạn chủ yếu giao tiếp với con người, vai trò lãnh đạo (đối ngoại, dịch vụ khách hàng,…) thì chỉ số EQ lại quan trọng hơn cả.

 

Hãy tìm hiểu về 8 chỉ số này và tìm ra cho mình những chỉ số cần ưu tiên rèn luyện:

 

 

1.      IQ (INTELLIGENCE QUOTIENT) – CHỈ SỐ THÔNG MINH:

Chỉ số thông minh IQ được tính theo công thức: IQ = (AM/AR) x 100. Trong đó AM là tuổi khôn, AR là tuổi thực. Tuổi khôn được xác định qua các nghiệm pháp (Tests), hình vẽ … để kiểm tra khả năng nhớ, suy đoán, tính toán … Chỉ số IQ là một tính trạng số lượng, sự hình thành và phát triển tính trạng này là kết quả tác động cộng gộp của nhiều gen tác động theo cùng một hướng cho nên trị số IQ trong quần thể người là một dãy liên tục theo phân bố Gauss. Chỉ số IQ của một người nói lên khả năng nhìn nhận, tư duy logic, tính toán, năng khiếu khoa học tự nhiên của người đó. Chỉ số IQ trung bình của con người là khoảng 90 – 110.

 

 

2.      EQ (EMOTIONAL QUOTIENT) – TRÍ THÔNG MINH CẢM XÚC:

Người ta thường nói “với IQ người ta tuyển dụng bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn”. EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác. Hơn thế, nó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát bản thân. Người có EQ cao do vậy dễ thích nghi, luôn tìm được sự hòa hợp trong tập thể, là người truyền cảm hứng và có tư chất lãnh đạo.

 

EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Việc giáo dục tình cảm phải được thực hiện từ khi còn nhỏ, hệ thần kinh chưa trưởng thành, có nhiều cơ hội tiếp nhận những cảm xúc mới. EQ không đối lập với IQ, mà mục đích của giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này.

 

 

3.      SQ (SOCIAL QUOTIENT SQ) – TRÍ THÔNG MINH XÃ HỘI:

Rộng hơn nữa, khả năng biết dựa vào EQ kết hợp với sự nhạy bén trong nhận thức những cái mới nảy sinh trong xã hội để chủ động điều tiết cách ứng xử của mình trong cộng đồng được các nhà tâm lý học phát triển thành một khái niệm gọi là Thông minh xã hội (Social Intelligence, xác định bằng chỉ số thông minh xã hội Social Quotient SQ).

 

 

4.      CQ (CREATIVE INTELLIGENCE) – TRÍ THÔNG MINH SÁNG TẠO:

Bất cứ hoạt động trong lĩnh vực nào cũng không chỉ dựa vào những cái có sẵn mà phải phát triển nó lên. Tuy nhiên cách phát triển ấy ở mỗi người một khác, có thể là sự tiệm tiến, nhưng cũng có thể là những bước đột phá, những bước nhảy vọt. Khi đó, sự sáng tạo được thể hiện. Có những người cho rằng chính sự sáng tạo mới phân biệt giữa người này với người khác và chính nó là cốt lõi của trí thông minh. Đó là lý do để người ta đưa ra một khái niệm mới, một tiêu chí đánh giá nữa, được gọi là Trí thông minh sáng tạo (Creative Intelligence và tương ứng CQ). Xét cho cùng, chính trí thông minh sáng tạo mới làm nên lịch sử khoa học kỹ thuật và công nghệ, mới xây dựng được một kho tàng văn hóa nghệ thuật khổng lồ, mới thúc đẩy sự tiến hóa của nhân loại.

 

 

5.      PQ (PASSION QUOTIENT) – CHỈ SỐ ĐAM MÊ:

Là bất cứ việc gì cũng chỉ thành công nếu toàn tâm toàn ý dành cho nó. Để đặc trưng cho phẩm chất này người ta đưa ra khái niệm Chỉ số đam mê (Passion Quotient, viết tắt PQ), nói lên mức độ yêu thích của bạn với chuyên môn của mình.

 

 

6. AQ (ADVERSITY QUOTIENT) – CHỈ SỐ VƯỢT KHÓ:

AQ là viết tắt của Adversity Quotient (chỉ số biểu thị khả năng vượt qua nghịch cảnh, bất hạnh, lao đao… gọi tắt là chỉ số vượt khó). Đó là phương thức phản ứng đối với những tình huống khó khăn; đó là năng lực về phương diện tâm lý, là khả năng ứng phó với vấn đề nảy sinh. AQ là tổng hoà của ý chí và trí tuệ.

 

 

7. SQ (SPEECH QUOTIENT) – TRÌNH ĐỘ BIỂU ĐẠT NGÔN NGỮ:

SQ là gì? Đây là chữ viết tắt từ tiếng Anh: Speech Quotient, có nghĩa là trình độ biểu đạt ngôn ngữ. Chỉ số SQ là thước đo tổng hợp để đánh giá khả năng ngôn ngữ, mức độ biểu đạt chính xác và hữu hiệu của một cá nhân.

 

 

8. MQ (MORAL QUOTIENT) – CHỈ SỐ ĐẠO ĐỨC:

Nhiều người còn đánh giá phẩm chất cá nhân theo Chỉ số đạo đức (Moral Quotient – MQ). Vấn đề này không cần bàn nhiều vì đã được thừa nhận chung. Bao giờ cụm từ “có đức có tài” cũng đi liền với nhau.



Tài Phan có kinh nghiệm 6 năm trong ngành Digital Marketing, luôn muốn chia sẽ những kiến thức hữu ích đến với mọi người. Quan niệm sống của tôi là “Lạc quan luôn là yếu tố dẫn đến thành công, không điều gì có thể thực hiện được mà không có hy vọng và sự tự tin”.
back-to-top iconicjob