iconicJob.vniconicJob Việt Nam - Career Blog

7 câu “đại kỵ” không nên hỏi nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn

Phần cuối của cuộc phỏng vấn luôn được xem là cơ hội giúp ứng viên lật ngược tình thế với việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. “Tôi không có câu nào để hỏi” được đánh giá là câu trả lời tệ nhất, báo hiệu điềm xấu rằng ứng viên sắp bị loại khỏi cuộc chiến giành cơ hội việc làm. Thế nhưng, có những câu hỏi dù được đặt ra cũng chưa hẳn đã gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng mà ngược lại, chúng còn khiến bạn rơi vào rắc rối.Nếu không muốn nhanh chóng là “người đứng ngoài cuộc chiến” thì bạn hãy ghi nhớ và tuyệt đối đừng bao giờ đặt những câu hỏi sau đây.

1. Công ty có thể mang lại lợi ích gì cho tôi?

7-cau-dai-ky-khong-nen-hoi-nha-tuyen-dung-trong-buoi-phong-van-1

Hiện tại bạn đang trong buổi phỏng vấn, nhiệm vụ quan trọng nhất của bạn là thuyết phục nhà tuyển dụng chọn bạn chứ không phải tỏ vẻ tự cao và đòi hỏi quyền lợi. Đó là chưa kể đến việc bạn thậm chí còn chưa thể chứng minh được những gì bạn có thể cống hiến cho công ty, vì vậy đừng nôn nóng mà hãy thận trọng khi đối mặt với nhà tuyển dụng.

Nếu đặt câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn chỉ quan tâm đến giá trị vật chất chứ không thật sự đam mê đối với vị trí bạn đang ứng tuyển. Chắc chắn bạn sẽ bị loại khỏi danh sách ứng cử viên sáng giá dù khả năng của bạn không hề thua kém những ứng viên còn lại.

2. Liệu tôi có thể đi sớm hoặc về trễ mà vẫn đảm bảo đủ số giờ làm việc được không?

Cân bằng giữa công việc và cuộc sống là điều mà bất kì ai cũng đều mong muốn nhưng đây không phải là vấn đề cấp bách để bạn đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Sau khi trở thành nhân viên chính thức, bạn hoàn toàn có thể sắp xếp và quản lý công việc hoặc thương lượng với cấp trên để đạt được mục tiêu này.

Đề cập quá sớm đến nguyện vọng có được một công việc linh hoạt sẽ thể hiện ngay rằng bạn chỉ quan tâm đến nhu cầu cá nhân mà không hề quan tâm đến công ty. Thay vào đó bạn có thể hỏi nhà tuyển dụng xem họ sẽ đánh giá cao tính nguyên tắc về mặt thời gian làm việc hay kết quả làm việc mới là yếu tố khiến họ lưu tâm.

3. Mọi người có hay bị phê bình không?

7-cau-dai-ky-khong-nen-hoi-nha-tuyen-dung-trong-buoi-phong-van-3

Có vẻ như bạn đang mất tự tin vào năng lực của mình nên mới lo sợ những lời phê bình của sếp? Câu hỏi này sẽ khiến bạn mất điểm trầm trọng. Dù bạn có tò mò muốn biết cách phản hồi của công ty đối với hiệu quả làm việc của nhân viên thì buổi phỏng vấn rõ ràng cũng không phải là thời điểm thích hợp để làm điều đó.

4. Bao lâu thì tôi được thăng chức?

Trước khi xác định bạn có được chọn hay không và bạn có vượt qua thời gian thử việc để trở thành nhân viên chính thức của công ty hay không, hãy kiên nhẫn chờ đợi. Mỗi công ty sẽ có những chỉ tiêu riêng để đánh giá nhân viên và lộ trình thăng tiến rõ ràng, bạn sẽ được phổ biến trong ngày đầu tiên nhận việc; nếu không, bạn cũng có thể dễ dàng khai thác thông tin từ đồng nghiệp. Đừng tự mang lại bất lợi cho mình bằng việc đặt câu hỏi trên vì 99% bạn sẽ bị liệt vào danh sách đen – top những ứng viên tự phụ nhất trong sổ tay của nhà tuyển dụng.

 

Xem ngay cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh

 

 

5. Sử dụng các trang mạng xã hội có bị cấm trong giờ làm việc?

7-cau-dai-ky-khong-nen-hoi-nha-tuyen-dung-trong-buoi-phong-van-5

Tại sao bạn lại chú ý đến điều này trong khi đối với những ứng viên khác, việc có hoạt động hay không trên mạng xã hội không phải là điều đáng lo ngại, có phải bạn thường xao nhãng công việc bởi thói quen này? Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy ái ngại và không tin tưởng bạn.

6. Tôi có thể làm việc ở nhà không?

Đừng dại dột hỏi như vậy vì tất cả các thông tin liên quan đến giờ giấc, địa điểm làm việc đã được giới thiệu rất chi tiết trong bản mô tả công việc. Nếu có thắc mắc, bạn phải liên hệ với nhà tuyển dụng trước khi gửi hồ sơ ứng tuyển chứ không phải đợi đến bây giờ.

7. Những câu hỏi bắt đầu bằng “Tại sao”

7-cau-dai-ky-khong-nen-hoi-nha-tuyen-dung-trong-buoi-phong-van-7

Bạn đang ở tâm thế một ứng viên, việc bắt đầu câu hỏi với từ “Tại sao” sẽ khiến nhà tuyển dụng có cảm giác như đang bị tra khảo và họ sẽ nảy sinh tâm lý phòng bị. Chỉ cần một thay đổi nhỏ trong cách đặt vấn đề, bạn vừa thể hiện được sự thông minh, vừa nhận được câu trả lời như mong đợi.

Chẳng hạn, thay vì hỏi “Tại sao bạn lại sa thải nhân viên cũ?”, hãy hỏi rằng “Tôi đã theo dõi công ty trong một thời gian dài và thấy nhân sự ở vị trí này thường xuyên có sự thay đổi, ông bà nghĩ lý do nằm ở nhân viên hay vì một yếu tố nào khác?”.

_____________________________

Mọi thông tin liên hệ:

ICONICJOB VietNam – Cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao, mạng tim viec lam nhanh, ứng tuyển ngay việc làm mới từ các nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam



Whatever happens, happens
back-to-top iconicjob