Kỹ năng đàm phán không phải lúc nào cũng được áp dụng trong mọi tình huống nhưng chắc chắn với bạn đây là một kỹ năng tốt để nghiên cứu và học hỏi. Bởi vì một điều không ngờ đó là khả năng đàm phán thường có thể ảnh hưởng đến mức lương của bạn khá nhiều đấy.
Đừng bất ngờ, hãy đọc 10 mánh giúp bạn được tăng lương dễ dàng dưới đây.
1. Đề nghị một khoảng hơn là một số duy nhất
Trong một nghiên cứu riêng, Mason và đồng nghiệp tại Columbia Business School cô Daniel Ames thấy rằng trình bày một khoảng lương từ con số hiện tại tới con số mong muốn của bạn là cách tốt nhất để thuyết phục nhà tuyển dụng.
2. Chia sẻ những vấn đề không liên quan tới công việc, chuyên môn
Trong một thí nghiệm của Kellogg, với những sinh viên đại học Stanford thì những người chia sẻ thông tin cá nhân, sở thích, thú vui… không liên quan đến chuyên môn trong quá trình đàm phán thường nhận được kết quả tốt hơn đáng kể so với những người chỉ chăm chăm trình ra chuyên môn và bằng cấp khô khan.
3. Hãy suy nghĩ về việc đàm phán như một cuộc thi
Một cuộc đàm phán lương giống như là bạn đang muốn thứ mà bên kia không muốn cung cấp cho bạn. Điều đó làm cho đàm phán lương trở thành một cuộc thi. Thường thì có 4 chiến lược đàm phán đó là ưu đãi, tránh, hợp tác và gây ảnh hưởng. Gây ảnh hưởng lên đối phương dường như không phải là chiến lược tốt nhất.
Thay vào đó những người sử dụng các chiến lược cạnh tranh như hợp tác, ưu đai và nói về các vấn đề chung mà cả đôi bên cùng quan tâm thường có được mức lương cao hơn.
4. Đừng đi mặt đối mặt cho đến khi bạn phải
Nếu bạn được phỏng vấn qua email thì quá tuyệt. Hãy cố gắng thương lượng mọi thế kể cả đàm phán lương thông qua email. Một nghiên cứu của trường Imperial College London phát hiện ra rằng những người mạnh mẽ hơn thường sẽ chiến thắng cuộc đàm phán lương. Nếu bạn thực sự là người có tâm lý tốt thì hãy sẵn sàng đàm phán trực tiếp. Nhưng phần lớn vẫn không thành công vì người phỏng vấn bạn là ông chủ bạn, họ có thể gây áp lực lên bạn nhiều hơn. Nếu bạn đang đàm phán với ông chủ, bạn có cơ hội tốt hơn khi đàm phán được tiến hành bằng email.
5. Eye contact
Ánh mắt có lẽ là nơi thể hiện rõ tâm lý nhất, bạn đàm phán tại văn phòng của sếp, bạn nhận lương từ sếp, mọi quyết định là từ sếp vì thế tâm lý chúng ta thường lo lắng, sợ sệt điều đó thể hiện rõ ràng trên mắt bạn. Vì vậy hãy chuẩn bị sẵn tinh thần để đàm phán trực tiếp nhé.
6. Đưa ra tất cả mọi vấn đề mà bạn nghĩ công ty đang gặp phải
Chiến lược tốt nhất là đưa ra tất cả các vấn đề mà bạn nghĩ là công ty đang gặp phải từ nhỏ đến lớn theo thứ tự rõ ràng. Để làm gì? Bạn sẽ làm nhà tuyển dụng hoặc sếp bạn sẽ cảm thấy là bạn quan tâm rất nhiều đến công ty và sếp sẽ phân tâm khi phải nghĩ tới những vấn đề đó. Sau đó hãy đề cập đến khoảng lương mà bạn muốn nhé. Rất hiệu quả đấy.
7. Nói về bản thân
Đây là một mánh khóe ít người biết nhé. Hãy nói về bản thân một chút như sở thích, thú vui hàng ngày…Nếu gặp may biết đâu sếp bạn lại chung sở thích với bạn thì lúc đó cuộc phỏng vấn lại thao thao bất tuyệt về sở thích đó cũng nên. Đi kèm với đó là không khí cuộc phỏng vấn sẽ cởi mở hơn cũng như cơ hội được tăng lương chắc chắn sẽ cao hơn.
8. Đưa ra các ưu tiên của bạn và cùng bàn bạc
“Trong đàm phán lương bạn có thể nói tiền lương là quan trọng nhất đối với bạn, tiếp theo thăng tiến và sau đó thời gian nghỉ, tiền thưởng”. Giáo sư Adam Grant viết trong một bài đăng LinkedIn. “Nghiên cứu cho thấy thứ hạng các ưu tiên là một cách hay để giúp đối tác hiểu được sở thích của bạn mà không cần cho đi quá nhiều thông tin”. Sau đó 2 bên sẽ cùng bàn bạc về các ưu tiên của công ty để phù hợp với các ưu tiên của bạn. Cách này sử dụng tốt nhất khi bạn là một người giỏi, giàu kinh nghiệm.
9. Tỏ ra khó lường
Đàm phán lương là một nỗ lực giữa hai bên để chọn ra giải pháp hợp lý nhất mà hai bên đều hài lòng. Tuy nhiên bạn cũng có thể giành một chút lợi thế bằng cách tỏ ra bí ẩn và làm cho sếp bạn khó đoán trước được. Như tiết lộ một chút giải pháp hoặc mẹo nhỏ giúp ích cho công ty, tỏ ra tinh quái hay bày tỏ cảm xúc hạnh phúc, đam mê khi được hỏi về thứ mình yêu thích hoặc tức giận với những vấn đề bạn ghét.
10. Tập luyện trước
Luyện tập trước là rất cần thiết nếu bạn không tự tin. Làm sao để tự tin khi đàm phán lương? Hãy tập trước với bạn bè của bạn, tạo ra không khí nghiêm túc và căng thẳng hệt như bạn đang đối đầu với sếp bạn để có con số bạn mong muốn. Làm tốt nhất có thể!