iconicJob.vniconicJob Việt Nam - Career Blog

Những điều này cho thấy bạn đã có một sự nghiệp thành công

Nào, hãy bắt đầu với câu hỏi nhức nhối: Thế nào là sự nghiệp thành công?

 

Đừng để định nghĩa thành công quyết định bởi tổ chức hay cấp trên của bạn, hãy tập trung định nghĩa nó bởi chính bạn. Việc bạn đang cố gắng tham lam bước hết nấc thang này đến nấc thang khác không có hiệu quả bởi 3 nguyên nhân chính sau:

 

nhung-dieu-nay-cho-thay-ban-da-co-mot-su-nghiep-thanh-cong-1.jpg

 

Thứ nhất: Nếu chúng ta chỉ biết nhìn vào những người đang ở đỉnh cao của sự thành công, hiển nhiên chúng ta đã bỏ sót 99,99% phần quan trọng khác. Chúng ta tạo ra một hệ thống sinh ra vô số những người đang cảm thấy bất hạnh và thất vọng, những ai đang tin tưởng một cách sai lầm, rằng chỉ có những người đã đến được đỉnh cao mới là người thành công.

 

Thứ hai: bằng cách xem sự nghiệp của chúng ta là một cuộc đua, chúng ta sẽ luôn ở trong trạng thái đấu tranh lại mọi người. Như hệ thống khen thưởng chẳng hạn, tôi đã gặp và thậm chí tự tạo ra quy định khen thưởng dành cho thành tích cá nhân, thay vì dựa vào sự san sẻ, hợp tác và mục tiêu rõ ràng.

 

Tôi tin rằng sự căng thẳng không phải là hệ quả từ khối lượng công việc khổng lồ, mà thực chất chính từ việc chúng ta đã xây dựng các mối quan hệ đồng nghiệp với chất lượng chưa cao. Một môi trường “cá lớn nuốt cá bé” làm giảm thiểu các mối quan hệ khiến chúng trở nên vị lợi và thương mại, mất đi sự kết nối thực sự giữa người với người. Chính nó, sự biến tướng này đã đẩy xa chúng ta khỏi nhân tính.

 

Thứ ba: Cuối cùng chúng ta đều tham gia cạnh tranh không ngừng nghỉ. Chúng ta đều trở nên ích kỷ và bận rộn với việc tìm đủ mọi cách để chiến thắng mà quên mất rằng kể cả khi dành được nó, chúng ta vẫn chỉ là những chú chuột đua. Và không chỉ vậy, còn là những chú chuột yếu ớt: vòng tuần hoàn của khủng hoảng kinh tế, tái cấu trúc tổ chức, và những vũng lầy khác vượt xa tầm kiểm soát đều dễ dàng tước lấy công việc ta đang làm. Nếu bạn coi sự thành công của tổ chức là dấu ấn cá nhân của mình, vậy nó có thể dễ dành bị phá hủy bởi các hệ quả cảm xúc và xã hội.

 

Albert Einstein từng nói, “Nếu chỉ có 1h để giải quyết bài toán khó quyết định vận mệnh, tôi sẽ dành 55 phút đầu để đặt đúng câu hỏi. Bởi nếu tôi tìm được câu hỏi đúng, tôi sẽ giải quyết được vấn đề trong vòng chỉ 5 phút.”

 

Thay vì cố gắng chạy đua, chúng ta cần dừng lại và đặt những câu hỏi có thể giúp chúng ta phát huy tốt nhất. Dưới đây là 10 câu hỏi có tác động lớn, chỉ lối tới một sự nghiệp có ý nghĩa cũng như giúp bạn tìm được ý nghĩa thực sự của thành công:

 

nhung-dieu-nay-cho-thay-ban-da-co-mot-su-nghiep-thanh-cong-3.jpg

 

1. Mục tiêu của bạn là gì?

 

nhung-dieu-nay-cho-thay-ban-da-co-mot-su-nghiep-thanh-cong-2.jpg

 

Mark Twain đã từng viết: ‘Hai ngày quan trọng nhất đối đời người chính là thời khắc được sinh ra và ngày bạn hiểu được ý nghĩa của việc có mặt trên cõi đời này. Do đó, bạn cần phải hỏi bản thân mình những điều sau đây: Mục tiêu thực sự của bạn là gì? Tại sao bạn lại ở đây? Tại sao bạn đang làm những việc hiện tại? Hãy tập trung vào việc phát triển các tác động bền vững chứ không phải là kết quả ngắn hạn.

 

2. Sức mạnh của bạn là gì?

 

nhung-dieu-nay-cho-thay-ban-da-co-mot-su-nghiep-thanh-cong-4.jpg

 

Bất cứ ai cũng đều có tài năng, một kho báu bên trong chờ đợi được khai thác. Nhưng chỉ khám phá ra nguồn sức mạnh đó không thôi thì chưa đủ, bạn cần sử dụng nó không ngừng nghỉ và cải thiện nó. Tài năng được đánh giá cao, nhưng nó chỉ đóng vai trò rất nhỏ bé trong thành công của chúng ta.

 

Thành công có nghĩa là một sự nỗ lực không ngừng để cải thiện và từ chối tha thứ cho sự tầm thường. Do đó, sức mạnh thực sự của bạn là tài năng của bạn nhân với công sức bạn đã đầu tư vào phát triển nó. Trong sự thành công, cảm hứng chỉ chiếm 10% trong khi mồ hôi công sức bỏ ra chiếm 90%. Hãy nghĩ tới những vận động viên thế vận hội mà xem, vài phút thậm chí chỉ vài giây thi đấu của họ là kết quả của quá trình luyện tập, hi sinh và cải tiến từng chút một trong suốt nhiều năm, nhiều thập kỷ.

 

3. Bạn có thể kiểm soát cái tôi của mình, xây dựng cầu nói thay vì tường ngăn?

 

Một tác giả người Mỹ và cũng là một doanh nhân, Ryan Holiday từng nói “cái tôi cũng chính là kẻ thù”. Câu hỏi đưa ra là: Bạn có thể kiểm soát, thậm chí giết chết cái tôi của chính bạn? Bạn có thể kiềm chế niềm tự hào, khuynh hướng của bạn để đổi lấy sự tin tưởng? Bạn thực sự có thể lắng nghe ý kiến đóng góp, không phải vì đó là điều đã xảy ra, mà thực sự là bạn dành sự quan tâm cho nó? Nếu bạn nói “không” thì bạn cũng đang bị ảnh hưởng bởi cái gọi là “sự ngạo mạn” khi mà sự tự tin quá đáng trở nên nguy hiểm.

 

nhung-dieu-nay-cho-thay-ban-da-co-mot-su-nghiep-thanh-cong-5.jpg

 

Có rất nhiều nền chính trị và nền kinh tế sụp đổ từng được xây dựng trên nền tảng của sự ngạo mạn. Trước khi thảm họa xảy ra với sự nghiệp của bạn, bạn cần phải xây dựng những cây cầu và phá vỡ các tường ngăn cách để kết nối với mọi người, giống như là bạn chẳng bao giờ phải đơn độc một mình trên cuộc hành trình của mình.

 

4. Ngược lại với thành công liệu có phải là thất bại?

 

nhung-dieu-nay-cho-thay-ban-da-co-mot-su-nghiep-thanh-cong-8.jpg

 

Nếu bạn trả lời là “thất bại” thì bạn hãy suy nghĩ lại lần nữa xem. Ai là tuyển thủ bóng rổ đã bỏ lỡ hàng ngàn cú ném bóng trong suốt sự nghiệp của mình? Là Micheal Jordan, cầu thủ nổi tiếng nhất mọi thời đại. Nelson Mandela từng nói rằng “Tôi không bao giờ thua cuộc. Hoặc là tôi chiến thắng hoặc là tôi đã học tập được nhiều thứ.” Đọc lại câu nói này mà xem. Tôi không bao giờ thua cuộc. Hoặc là tôi chiến thắng hoặc là tôi đã học tập được nhiều thứ. Thất bại không phải là bờ đối diện của thành công mà là một phần quan trọng của nó, cho chúng ta những bài học từ sự sai lầm. Như một câu tục ngữ của người dân Nhật Bản có nói “Cuộc sống là gục ngã 7 lần và đứng lên 8 lần.”

 

5. Làm cách nào mà bạn biết được độ phức tạp và văn hóa tổ chức mình làm việc?

 

nhung-dieu-nay-cho-thay-ban-da-co-mot-su-nghiep-thanh-cong-6.jpg

 

Bạn không cần phải là một chuyên gia về hành vi tổ chức, nhưng bạn cần phải hiểu đầy đủ về văn hóa công ty mà bạn đang làm việc. Bạn cần phải hiểu các chỉ tiêu và các quy tắc quan trọng mà hầu như đều là luật bất thành văn. Nếu bạn không hiểu luật thì bạn sẽ bị ăn tươi nuốt sống. Có cách nào để giải mã văn hóa của tổ chức? Ví dụ như, nhìn vào ban lãnh đạo của công ty bạn. Họ ngồi ở vị trí đó bằng cách nào? Bằng khen, quyền hạn, sự chính trực, hay thành quả làm việc? Hay là do các yếu tố khác? Bạn nên nhìn vào câu chuyện được mở ra ngay trước mắt bạn, học cách quan sát những người được ngồi ở vị trí lãnh đạo.

 

6. Bạn sẽ xây dựng lòng tin như thế nào?

 

Xây dựng lòng tin là chủ đề trọng tâm trong mỗi con người, mỗi tổ chức và cả xã hội và nó là một cái gì đó mà bạn cần tốn nhiều thời gian và công sức để tạo dựng. Danh tiếng của bạn sẽ là một trụ cột của sự nghiệp. Vậy làm cách nào để xây dựng được danh tiếng cho cá nhân bạn? Tính cách, sự đáng tin, luôn có mặt khi người khác cần bạn, năng lực, kết quả, sự chính trực… tất cả đều được tính vào. Sự kiêu ngạo và xung đột lợi ích, cho dù có là thật hay chỉ là cảm nhận, cả hai đều có tính ăn mòn lòng tin. Hãy nhớ rằng: ứng viên có thể được tuyển dụng dựa vào trình độ của họ nhưng những người được thăng tiến chủ yếu dựa vào sự tin tưởng.

 

7. Bạn đối mặt với những lựa chọn khó khăn bằng cách nào?

 

Trong sự nghiệp của bạn, sẽ có những lựa chọn khó khăn, khi các kỹ năng kỹ thuật không còn giúp bạn tìm ra con đường đúng đắn hoặc giải pháp tốt nhất cho một vấn đề nan giải, cho nên nó có thể là một câu hỏi về tính cách. Lịch sử cho chúng ta thấy rằng nơi nào có sự phục tùng mù quáng với tổ chức, thì nơi đó tồn tại sự cực đoan nhất, tâm lý học cũng chứng mình rằng con người rất khó có thể nói “không”. Bạn không nên đánh mất niềm tin của chính mình. Trong suốt sự nghiệp của mình, bạn sẽ phải đối phó với nhiều hoàn cảnh khó khăn, họ có thể không thay thế bạn bằng một người khác, nhưng họ sẽ cho bạn thấy bạn là ai.

 

8. Có bao nhiêu lăng kính bạn có thể sử dụng?

 

Tại một buổi triển lãm của một nhiếp ảnh gia nổi tiếng. Ông ấy cho khách mời xem một vài bức ảnh chụp từ một hòn đảo Caribbean, chúng là những bức ảnh đẹp, nhưng hơi nhàm chán, phong cách chụp như bưu ảnh và dễ dự đoán. Sau đó, ông lại cho mọi người xem một số hình ảnh khác được chụp ở cùng một chỗ nhưng nhìn hoàn toàn khác nhau: ánh sáng, góc chụp, màu sắc, tất cả mọi thứ. Ông nói rằng, trong những bức ảnh đầu, ông dùng cùng một ống kính, trong khi tập ảnh thứ 2 ông dùng nhiều loại ống kính và góc độ khác nhau. Đây là điều thật sự có giá trị. Bạn cần các ống kính khác nhau để quan sát thực tế từ nhiều quan điểm khác nhau và để tránh những ý tưởng mà chỉ có mỗi mình bạn thấy đúng, mỗi bạn là thấy chính xác.

 

nhung-dieu-nay-cho-thay-ban-da-co-mot-su-nghiep-thanh-cong-7.jpg

 

Lấy ý tưởng từ những ống kính và áp dụng nó vào nơi làm việc sẽ giúp bạn hiểu được sự phức tạp, sự kết nối và đánh giá cao những quan điểm khác nhau. Điều này cần được coi trọng hơn bao giờ hết, trong bối cảnh mà chúng ta cần xây dựng cầu nối của sự khoan dung và hòa bình để chống lại những người tìm cách xây dựng những bức tường giữa các quốc gia, giữa các ý tưởng và con người. Đa dạng là một khối tài sản vô tận. Trong khi các tổ chức như Ngân hàng thế giới đang tìm cách đong đếm sự đa dạng và nuôi dưỡng nó, các nước như Canada thấy được rằng sự đa dạng cũng giống như một phần quan trọng trong văn hóa và là trụ cột của sự thịnh vượng.

 

9. Bạn có phải cỗ máy luôn học hỏi không?

Học là việc không bao giờ kết thúc. Năm 1938, Ingeborg Rapoport đã viết luận án y học của mình và khi bà sắp trở thành một bác sĩ, thì bởi vì nạn phân biệt chủng tộc, bà bị chối bỏ trình độ vì nguồn gốc Do thái của mình. Bà di cư đến Hoa Kỳ, nơi bà tiếp tục học trong ngành y, làm việc tại nhiều bệnh viện nhi khoa và phụ sản trước khi trở lại Đông Đức ở tuổi ngũ tuần, nơi bầ lập phòng khám dành cho trẻ sơ sinh đầu tiên ở Đông Berlin. Trong năm 2015, Đại học Hamburg đã quyết định để khắc phục những bất công, sau 77 năm, bà cũng được bảo vệ luận án năm 1938 của mình, và đạt được học vị ở độ tuổi 102. Với sự kiên trì bền bỉ trong học tập và đấu tranh chống lại những bất công, bà giống như một người hùng.

 

Trở thành một cỗ máy học tập, tận hưởng hương vị của sự thất bại và không ngừng học tập, ngay cả khi bạn đã 102 tuổi. Hãy tạo dựng tương lai bằng cách đầu tư vào học tập. nó chắc hẳn sẽ là một cuộc hành trình vui vẻ tự do, cũng như dù cho có bất cứ chuyện gì xảy ra trong văn phòng làm việc, chẳng ai có thể lấy đi những gì mà bạn đã học được.

 

10. Bạn có thích những gì bạn đang làm không?

 

Lúc trước, có một thời gian tôi đến Antigua, Guatemala, một trong những nơi mà tôi thích nhất trên hành tinh này. Khi đó tôi đã rất thích những bức tranh màu nước của một nghệ sĩ đường phố có tên Gerardo. Tôi muốn mua một tác phẩm của ông, nhưng ông không còn bức tranh nào cả ngoài bức đang được vẽ dở, nó chưa hoàn thành. Lúc tôi chuẩn bị rời khỏi đây, tôi không thể đợi được nữa và tôi khăng khăng muốn mua bức tranh và hỏi ông ấy mua với giá ưu đãi, vì nó chưa hoàn thành. Gerardo đã đòi tôi giá gấp đôi. Tôi rất ngạc nhiên và có phần khó chịu, tôi hỏi ông lý do vì sao tôi phải trả gấp đôi cho một thứ dang dở. Nhưng Gerardo nói rằng “Bởi vì anh đang lấy đi từ tôi những niềm vui mà tôi thật sự yêu thích đấy.” Và rôi tôi đã trả theo giá ông ta yêu cầu, hơn thế nữa, tôi cũng học được một bài học vô giá trong cuộc sống: Nếu ai đó phải trả tiền cho bạn để bạn ngưng một việc nào đó, thì với bạn công việc đó thực sự rất có ý nghĩa.



Là người có niềm đam mê điện ảnh và du lịch, tôi thích thưởng thức những bộ phim hay, đậm chất điện ảnh và nhân văn. Lan tỏa những điều tích cực là điều tôi đang và sẽ làm nhiều hơn nữa trong tương lai.
back-to-top iconicjob