Có thể bạn đã quen với những câu hỏi theo kiểu tra hỏi kinh nghiệm hay kiến thức chuyên ngành mà đôi lúc bạn phô diễn quá mức kinh nghiệm của mình quên đi những câu hỏi tưởng chừng là dễ nhưng lại rất khó. Những câu hỏi này dễ vì mỗi lần phỏng vấn bạn đều gặp phải nhưng khó là hàm ý của nhà tuyển dụng sau mỗi câu. Họ làm như vậy thường để kiểm tra về khả năng làm việc, khả năng làm việc dưới áp lực hay đó là bẫy của họ để thử bạn.
Những câu hỏi về mục tiêu và sự đam mê nghề của bạn:
1. Vì sao bạn nghĩ việc công ty hiện tại?
2. Vì sao bạn đến với công ty chúng tôi?
3. Hãy hình dung môi trường làm việc bạn mong muốn.
Khi nghĩ việc thì tất nhiên ai cũng có lý do nhưng tại sao họ lại hỏi bạn như thế. Nhưng ý của nhà tuyển dụng là muốn tìm hiểu tình huống là khó chịu hay là dễ tính hay họ muốn xem bạn có định hướng rõ cho bước đi kế tiếp của mình hay chỉ muốn thoát khỏi công ty hiện tại. Các nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao các ứng viên có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng và thái độ của bạn như thế nào. Bạn nên cho họ thấy sự đam mê của mình với công việc qua những cảm xúc, ánh mắt trên gương mặt khi trình bày về công việc yêu thích.
Những điều nên tránh:
– Phê bình về công ty cũ: Dù cho công việc hiện tại của bạn không tốt và bạn muốn thoát khỏi càng nhanh càng tốt, bạn cũng không nên than phiền với nhà tuyển dụng vì họ sẽ không tuyển nhân viên luôn than phiên.
– Không biết mình đang muốn gì: Các bạn không nên trả lời với nhà tuyển dụng theo cách học thuộc vì họ sẽ chọc sâu vào câu trả lời và nếu bạn không giải thích được thì bạn sẽ mất điểm với họ.
Những câu hỏi về thái độ:
1. Những thất bại lớn nhất của bạn?
2. Kiểu đồng nghiệp nào bạn ghét nhất?
3. Mâu thuẫn giữa bạn và đồng nghiệp là gì?
Với các nhà tuyển dụng thì họ cho rằng kinh nghiệm có thể tích lũy, kỹ năng có thể tập luyện nhưng thái độ khó thay đổi. Họ luôn tìm kiếm các ứng viên có thái độ tích cực, ham học hỏi kinh nghiệm, đam mê công việc hơn các nhân viên có thái độ tiêu cực, hay gây phiền phức.
Những điều nên tránh:
– Đừng đòi hỏi quá mức về môi trường làm việc vì không có môi trường nào là hoàn hảo.
– Tạo ra câu chuyện không thật. Bạn nên kể chuyện của chính mình. Nếu bạn chưa có thành công lớn hay kế hoạch nào thì đừng cố kể những thành tựu của người khác vì nhà tuyển dụng sẽ nhận ra dễ dàng.
Những câu hỏi tình huống, khả năng ứng biến và tư duy logic:
1. Nếu trở thành giám đốc công ty hiện tại bạn sẽ làm gì?
2. Nếu có nhiều tiền thì bạn chọn công việc như thế nào?
3. Nếu được tuyển bạn sẽ làm gì đầu tiên?
Ở một số công việc tuyển dụng yêu cầu ứng viên khả năng làm việc dưới áp lực và xử lí nhanh nhạy. Khi nhà tuyển dụng đưa ra những tình huống thực tế thì bạn nên tư duy cho từng giải pháp thật logic mà bạn đưa ra vì không có đúng hay sai ở câu trả lời nào hết.
Những điều nên tránh:
– “Tôi chưa từng gặp tình huống này nên không thể đưa ra giải pháp”. Câu trả lời này sẽ là đấu chấm hết cho tất cả các nổ lực của bạn vì không ai muốn nhân viên mình không có khả năng.
– Tư duy lâu để có câu trả lời hoàn hảo. Với câu hỏi trên thì không có câu giải thích tốt nhất nên bạn đừng tư duy quá lâu vì nhà tuyển dụng đánh giá bạn không nhanh nhạy.
Những câu hỏi tìm hiểu văn hóa:
1. Môi trường làm việc lý tưởng đối với bạn?
2. Bạn thích cách quản lí như thế nào?
3. Công việc cần làm thêm vào ngày nghĩ bạn có làm không?
Doanh nghiệp nào cũng muốn có nhân viên cùng chia sẽ gánh nặng với mình vì họ là những người gắn bó lâu dài với doanh nghiệp và sẵn sàng vượt qua thách thức giúp doanh nghiệp thành công.
Những diều nên tránh:
– Bạn đừng nên đòi hỏi quá mức vì không có môi trường làm việc nào là hoàn hảo. Nếu bạn thấy những điểm không phù hợp thì chỉ nên đưa ra chính kiến chứ đừng yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện.
– Không có chính kiến. Nếu bạn không biết mình đang tìm gì và làm gì thì không thể phát huy hết khả năng của mình thì bạn không thể thuyết phục nhà tuyển dụng mình là ứng viên tốt.
Chúc các bạn thành công