I. Giam lương là gì?
Giam lương đề cập đến tình trạng khi doanh nghiệp không trả lương đúng hạn cho người lao động vì một lý do nào đó.
II. Người sử dụng lao động bị giam lương trong trường hợp nào?
Chúng tôi sẽ chia sẻ về các trường hợp mà người sử dụng lao động có thể giữ lương của nhân viên. Dưới đây là một số tình huống cụ thể:
1. Khả năng xoay vòng tài chính không kịp với kỳ trả lương của doanh nghiệp
Trong tình huống này, người sử dụng lao động cần thông báo cho nhân viên và đảm bảo thực hiện thanh toán đúng theo thông báo ban đầu.
2. Giam lương do người lao động vi phạm hợp đồng lao động
Trong những trường hợp cụ thể, người lao động sẽ phải bồi thường cho người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
Ví dụ, khi người lao động chấm dứt thời hạn hợp đồng lao động trái quy định. Theo Điều 40 Luật Lao động 2019, người lao động sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc, bồi thường ½ tháng lương theo hợp đồng lao động và khoản tiền lương tương ứng với số ngày nghỉ không báo trước, hoàn lại chi phí đào tạo theo quy định tại Điều 62 thuộc Bộ luật này.
Trong trường hợp này, người sử dụng lao động có thể giữ lương của NLĐ để đảm bảo nghĩa vụ bồi thường. Tuy nhiên, đây là hành vi không đúng theo quy định của pháp luật. Theo Điều 17 Luật Lao động năm 2019 quy định, các hành vi người sử dụng lao động không được phép làm khi giao kết và thực hiện hợp đồng lao động, bao gồm:
- Nắm giữ giấy tờ bản chính như các văn bằng, chứng chỉ, hay giấy tờ tùy thân của người lao động.
- Yêu cầu NLĐ thực hiện biện pháp đảm bảo bằng tiền hoặc tài sản cho việc thực hiện hợp đồng lao đồng.
- Bắt buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
Khi đó, việc giam lương nhằm đảm bảo người lao động thực hiện hợp đồng lao động là hành vi không được phép thực hiện, trừ trường hợp điều này có trong hợp đồng và người lao động đồng ý điều khoản này.
3. Giam lương để khấu trừ
Theo Điều 129 Luật Lao động 2019 quy định:
- Nếu người lao động làm hư hỏng tài sản, thiết bị của người sử dụng lao động, người sử dụng lao động được phép khấu trừ tiền lương của người lao đồng để bù đắp các khoản thiệt hại này.
- Người lao động có quyền được biết tiền lương của họ được khấu trừ vì lý do gì.
- Mức khấu trừ mỗi tháng không vượt quá 30% mức lương thực trả cho người lao động sau khi đã trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân.
- Nếu người lao động thuộc trường hợp làm hư hỏng tài sản, người sử dụng lao động cần thực hiện theo đúng quy định và không được phép giam/giữ lương của người lao đồng, cũng như thông báo để nhân viên biết.
III. Cần làm gì khi bị công ty giam lương ?
1. Luôn đọc kỹ Hợp Đồng Lao Động (HĐLĐ): Hãy đọc kỹ để xem xét tất cả các điều khoản liên quan đến khấu trừ tiền lương hoặc giam lương có được thực hiện hay không.
2. Trao đổi với bên tuyển dụng: Bạn nên giao tiếp cởi mở với công ty, bày tỏ mối quan tâm và hỏi về lý do họ muốn giữ lại tiền lương.
3. Tìm lời khuyên pháp lý: Nếu người sử dụng lao động giữ lại tiền lương (giam lương) mà không có lý do chính đáng, không có trong HĐLĐ, bạn có thể tìm đến tư vấn pháp lý, tham khảo ý kiến từ luật sư hoặc cơ quan quản lý về lao động để được cung cấp hướng dẫn về pháp lý phù hợp.
4. Khiếu nại: Nếu tình hình vẫn chưa được khắc phục, bạn có thể nộp đơn khiếu nại chính thức đến cơ quan lao động có thẩm quyền để họ giúp điều tra vụ việc và thực hiện các biện pháp thích hợp giúp thực thi quyền của người lao động.
Trên đây là chia sẻ cơ bản về giam lương, giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này và liệu doanh nghiệp có thể thực hiện việc giữ lại một phần lương của nhân viên hay không. Mặc dù người sử dụng lao động có thể thực hiện khấu trừ hoặc giam lương nhân viên trong trường hợp có lý do chính đáng, nhưng họ vẫn phải tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật và những điều khoản đã được thoả thuận trong Hợp Đồng Lao Động.
---------------------------
Mọi thông tin liên hệ:
iconicJob Vietnam – Cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao, mạng tìm việc làm, ứng tuyển ngay việc làm mới từ các nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam.