Nếu bạn không thể giống như người Nhật, không thể trung thành cống hiến cả đời cho một công ty duy nhất, bạn chọn cách nhảy việc để tìm cơ hội mới thì cũng hãy giữ vững lập trường. Đừng nhảy việc chỉ vì mức lương hiện tại của bạn không được như ý hay vì đồng nghiệp được sếp đề cao trong khi bạn mãi chỉ là nhân viên quèn trong mắt sếp.
Dưới đây là 5 quy tắc mà bạn nên ghi nhớ để luôn gặt hái được thành công mỗi lần nhảy việc.
Nhảy việc nhưng vẫn đúng chuyên môn
Nếu bạn chưa thể xác định được hướng đi cụ thể cho chặng đường sự nghiệp trong tương lai, cứ liên tục thử sức mình ở nhiều lĩnh vực, chẳng hạn: vừa nghỉ công việc Kế toán, bạn chuyển sang làm Nhân viên kinh doanh, sau đó thấy không phù hợp lại tìm đến với nghề Nhân viên chăm sóc khách hàng… thì chuỗi ngày nhảy việc của bạn sẽ chẳng bao giờ kết thúc.
Mặc dù xu hướng hiện nay là đề cao những người có thể làm việc đa nhiệm, có khả năng đảm trách nhiều công việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng trên hết, bạn phải giữ cho mình một lĩnh vực chuyên môn mà bản thân thực sự yêu thích và am hiểu.
Không xem tiền lương là mục tiêu nhảy việc
Lương của công ty có giới hạn trong khi lòng tham của con người thì vô hạn, vậy nên sẽ chẳng bao giờ là đủ nếu bạn mưu cầu một mức lương cao trong công việc. Đừng bao giờ nhảy việc chỉ vì lương thấp, hãy cân nhắc những yếu tố quan trọng hơn như: môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến, đồng nghiệp…, nếu công ty phát triển thuận lợi, bạn thậm chí sẽ được tăng lương nhanh chóng. Ngoài ra, nếu muốn nâng cao thu nhập, bạn có thể chọn giải pháp nhận thêm việc bên ngoài thay vì vội vàng nhảy việc.
Không nhảy việc vì ghét bỏ sếp hay đồng nghiệp
Không có môi trường nào là hoàn hảo, bạn không bao giờ có thể tránh tiếp xúc với sếp tồi hay đồng nghiệp xấu tính…, nếu mỗi lần nảy sinh bất hòa bạn lại nhảy việc thì chỉ chứng tỏ bạn đang cư xử vô cùng cảm tính, thiếu suy nghĩ. Bạn cũng không nên đố kỵ hay cảm thấy ganh ghét những người giỏi hơn mình mà hãy lấy đó làm động lực để phấn đấu. Nói tóm lại, đừng để tình cảm cá nhân lấn át lý trí và khiến bạn đưa ra quyết định sai lầm, nhảy việc nhiều cũng ảnh hưởng khá tiêu cực đến hồ sơ của bạn.
Cố gắng không nhảy việc nhiều trong 3 năm đầu
3 năm là khoảng thời gian hợp lý để bạn làm chủ hoàn toàn kiến thức, kỹ năng hay nói cách khác, bạn gần như trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mà mình đang theo đuổi. Đó cũng là thời gian để bạn có nhiều mối quan hệ, sự quan sát cẩn trọng và tìm cho mình bến đỗ phù hợp tiếp theo cùng những lời đề nghị hấp dẫn hơn.
Rõ ràng là không có nhà tuyển dụng nào thích tuyển một ứng viên với quá khứ nhảy việc thường xuyên, vậy nên, hãy cố gắng bám trụ ở công ty cho đến khi bạn có được hồ sơ đáng ngưỡng mộ.
Những trường hợp nên nhảy việc
Như đã nói ở trên, hãy hạn chế nhảy việc để khiến CV của bạn trông thật sạch sẽ và chuyên nghiệp, tuy nhiên, nếu bạn gặp một trong số những trường hợp dưới đây thì hãy tự tin viết đơn xin nghỉ việc:
- – Công ty chuẩn bị phá sản
- – Công ty không đối xử công bằng giữa các nhân viên
- – Bạn không nhìn thấy cơ hội học hỏi, phát triển hay thăng tiến
- – Sếp của bạn cực kỳ tệ hại
- – Bạn đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không tìm thấy niềm vui, niềm đam mê trong công việc
Đừng quên ghi nhớ những nguyên tắc này, chúng sẽ giúp bạn luôn được nhà tuyển dụng đánh giá cao
_____________________________
Mọi thông tin liên hệ:
ICONICJOB VietNam – Cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao, mạng tim viec lam nhanh, ứng tuyển ngay việc làm mới từ các nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam