Dù bạn phỏng vấn tìm việc ở bất cứ vị trí công việc nào, dù mới ra trường hay nhiều năm kinh nghiệm thì việc đàm phán lương trong quá trình phỏng vấn là điều vô cùng quan trọng và chắc chắn sẽ xảy ra.
Theo các báo cáo trong ngành nhân sự cho thấy rằng cứ 2 năm nhảy việc một lần thì mức lương sẽ tăng 50% so với trước đó. Nguyên nhân của việc này là công ty mới cần bạn và họ chấp nhận trả mức lương cao hơn mức lương công ty hiện tại của bạn.
Một thông tin hữu ích nữa dành cho bạn là nếu 2 nhân viên có mức lương bằng nhau là 15 triệu/tháng. Sau 10 năm người nhảy việc 5 lần sẽ có mức lương cao hơn người làm cùng một công ty tới 37%.
Vậy, nếu tìm việc làm vào thời điểm cuối năm này thì phải Deal lương như thế nào có được mức lương tốt nhất.
I. Các cơ hội và khó khăn khi đàm phán lương vào cuối năm
1. Khó khăn
Trong thực tế, vào thời điểm cuối năm thì tình hình nhân sự của các công ty sẽ không có nhiều biến động. Do đó mà số lượng công việc được tuyển dụng sẽ không nhiều.
Ngoài ra, hiện nay thị trường lao động và hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi COVID-19, khiến cho nhiều công ty hạn chế chi ngân sách cho các hoạt động tuyển dụng.
Để tiết kiệm ngân sách và duy trì qua giai đoạn khó khăn này thì các doanh nghiệp sẽ ưu tiên tuyển người phù hợp với tiêu chí đề ra nhưng với mức lương thấp hơn bình thường. Và nhiều ứng viên phải hạ mức lương mong muốn xuống thấp cho bằng với thị trường để có thể tìm được việc.
2. Cơ hội
Bên cạnh việc mức lương có thể bị doanh nghiệp ép thấp hơn vào cuối năm, tuy nhiên nếu bạn tìm việc ở những công ty hoạt động ở các lĩnh vực đang khởi sắc trở lại, nhờ vào việc kiểm soát dịch tốt của nhà nước, thì cơ hội tăng thu nhập sẽ rất cao khi bạn đàm phán mức lương thành công.
Tình hình dịch bệnh hiện đang được kiểm soát rất tốt, đây là thời điểm mà nhiều doanh nghiệp quyết định tuyển dụng nhân sự trở lại để bắt đầu các kế hoạch kinh doanh vào năm tới. Và những doanh nghiệp này sẽ quyết tâm chi ra một khoản tiền không nhỏ để tuyển dụn những nhân sự chất lượng.
Các ngành nghề lĩnh vực sẽ có hoạt động sôi nổi vào cuối năm như: ngành bán lẻ, sản xuất hàng hoá, thực phẩm, chế biến, gia công… và sau khi phải cắt giảm nhân sự để có thể duy trì doanh nghiệp qua giai đoạn khó khăn thì tại thời điểm này, doanh nghiệp sẽ thiếu hụt rất nhiều nhân sự cho các vị trí tại công ty.
Việc thiếu hụt nhân sự sẽ giúp cho các ứng viên có nhiều cơ hội và dễ hơn trong việc đàm phán lương.
II. Bí quyết đàm phán lương
1. Chuẩn bị CV
Đàm phán lương không chỉ thực hiện ở buổi phỏng vận mà bạn cần thực hiện đàm phán lương ngay từ bước đầu bằng cách trình bày các thôn ting trong CV. Đây là lúc bước đầu tiên để tạo dựng vị thế của mình với các nhà tuyển dụng.
Tuỳ vào vị trí ứng tuyển, bạn sẽ ghi cấp bậc chức vụ của mình cho phù hợp trong CV. Bạn nên sử dụng các chức danh như Senior, Junior, Leader… để nhà tuyển dụng hình dung ra mức lương trên thị trường lao động, từ đó, đưa ra mức lương phù hợp với mong muốn của bạn.
Đối với phần kinh nghiệm trong CV, bạn cần phải cho nhà tuyển dụng thấy được năng lực và tài năng của mình qua những con số cụ thể về KPI, thành tích đã đạt được trong công việc. Ngoài ra, bạn có thể liệt kê những dựa án đã làm hoặc những lời nhận xét của cấp trên hoặc đồng nghiệp trước đó dành cho bạn. Đây có thể là cơ sở để nhà tuyển dụng dự tính mức lương phù hợp với năng lực của bạn.
Ngoài ra, khi gửi CV thì cần phải kèm theo Cover Letter có nội dụng khẳng định lại những kinh nghiệm và năng lực bạn có thể làm được và đóng góp được cho công ty. Đay là cơ sở giúp nhà tuyển dụng thấy được sự tự tin và chuyên nghiệp của bạn.
2. Cho nhà tuyển dụng thấy giá trị của bạn trong buổi phỏng vấn
Thực tế rất rõ ràng, mức lương của bạn sẽ tỉ lệ thuận với những đóng góp của bạn cho công ty. Do vậy, nếu bạn muốn đàm phán được mức lương cao, thì bạn phải chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn có thể mang lại giá trị gì.
Trước khi đến với buổi phỏng vấn, bạn phải tìm hiểu kỹ công ty mà mình muốn ứng tuyển. Bạn có tham khảo quy tắc sau, khi trình bày thông tin về giá trị bạn có thể mang lại cho công ty.
Hoàn thành [X] được đo lường bởi [Y] bằng cách làm [Z]
Bắt đầu với một hành động mà bạn đã làm là [X], đo lường kết quả mà bạn đạt được so với con số chuẩn mực của thang đo [Y], cuối cùng là mô tả bằng cách nào [Z] bạn đạt được mục tiêu.
Ví dụ:
Thay vì nói “Tôi có 3 năm kinh nghiệm ở vị trí Android Developer”.
Bạn có thể nói: “Tôi có kinh nghiệm 3 năm ở vị trí Android Developer. Tôi đã tiến hành code và launch được 7 ứng dụng trong đó có 4 ứng dụng nổi bật trong Google Play Store với hơn 4000 lượt tải.”
Hoặc thay vì nói “Tôi luôn luôn hoàn thành công việc đúng giờ.”Bạn có thể nói “Tôi có thể hoàn thành 120% các tasks công việc hàng tháng, giảm 22% thời gian ước tính cho mỗi task (khoảng 3 giờ/ngày).
Ngoài ra, cần tìm hiểu mức lương trên thị trường cho vị trí bạn muốn ứng tuyển, để có thể đưa ra mức lương mong muốn phù hợp.
3. Không nên đưa ra mức lương cụ thể
Một TIP dành cho bạn là bạn sẽ dễ dàng đàm phán được mức lương cao hơn khi nhà tuyển dụng không nắm chính xác mức lương hiện tại và mức lương mong muốn của bạn. Hãy cố gắng để nhà tuyển dụng đưa ra con số trước.
Bạn có thể trả lời như sau: “Mức lương mong đợi của tôi nằm trong khoảng X-Y”. Hãy chắc chắn rằng bạn hài lòng với khoảng thấp nhất X bạn vừa nêu.
III. Những điều cần tránh khi phỏng vấn
Để buổi phỏng vấn diễn ra thành công và như mong đợi, bạn cần phải tránh những lỗi sau đây.
1. Nói dối về mức lương cũ
Một điều bạn cần phải nhớ là dù trong bất cứ tình huống nào cũng không nên nói dối, và khi đàm phán lương thì không nên nói dối về mức lương cũ của bạn. Vì nhà tuyển dụng có thể gọi cho công ty cũ hoặc người tham chiếu của bạn để hỏi về mức lương bất cứ lúc nào. Nếu bị phát hiện nói dối, chắc chắn bạn sẽ bị loại.
2. Nói về tình trạng tài chính cá nhân
Bạn không nên đưa những lý do cá nhân liên quan tới lối sống và nhu cầu của bạn trong lúc đàm phán lương.
Mặc dù, những lý do đó có thể là động lực để bạn xin tăng lương hoặc tìm một công việc mới, nhưng rõ ràng không liên quan tới lý do khiến nhà tuyển dụng phải đồng ý mức lương của bạn.
Bởi lương thưởng phụ thuộc vào hiệu quả công việc của bạn, giá trị của bạn, các công ty không tăng lương hoặc đưa ra một mức lương cao hơn cho bạn vì bạn đang nợ ngân hàng, hoặc đang thiếu tiền đóng học phí cho con…
3. Tỏ thái độ bực dọc với nhà tuyển dụng
Nếu buổi phỏng vấn không như ý bạn muốn thì vẫn tỏ ra lạc quan và tích cực, không nên tỏ thái độ bực dọc với nhà tuyển dụng, đặc biệt là trong lúc đàm phán lương. Hãy tỏ ra kiên định nhưng cũng cần thể hiện một thái độ tích cực.
Chúc bạn thành công.
_____________________________
Mọi thông tin liên hệ:
Việc làm IconicJob.vn – Website tuyển dụng nhân sự tiếng Nhật, tìm việc làm tiếng Nhật uy tín tại Việt Nam. Chuyên tuyển dụng các Jobs tiếng Nhật cấp cao cho các Cty tầm cỡ của Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam.