Kỹ năng ra quyết định là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Đặc biệt thể hiện trong công việc, không phải trùng hợp mà những người quyết đoán và quyết định chuẩn xác đa phần đều là những người lãnh đạo. Nói cách khác, kỹ năng ra quyết định chính là “key skill” của người lãnh đạo.
Vậy có bao giờ bạn gặp khó khăn khi đối mặt với những quyết định quan trọng ? Làm thế nào để có những quyết định hoàn hảo nhất ? Có một phương pháp trả lời cho những câu hỏi này, đó là phương pháp “Thực hiện quyết định qua các giai đoạn”
1. Liệt kê tất cả các giải pháp
Quá trình này rất quan trọng, dùng brainstorming để đưa ra tất cả các giải pháp có thể. Luôn xem xét cả khả năng không đưa ra quyết định hoặc không làm gì cả và tiềm năng riêng biệt của mỗi giải pháp.
2. Thiết lập một thời hạn đưa ra quyết định và người chịu trách nhiệm cho quyết định này.
Thực hiện bước này bằng cách trả lời các câu hỏi:
Có bao nhiêu thời gian có thể để dành cho quyết định này ?
Hạn chót để đưa ra quyết định và hậu quả nếu trễ hạn ?
Có lợi thế nào không nếu quyết định nhanh ?
Độ quan trọng của việc ra quyết định? Độ quan trọng của việc ra quyết định đúng?
Liệu có thời gian để sửa chữa, cải thiện quyết định ?
Xem thêm : 4 Bí quyết đàm phán lương khi phỏng vấn
3. Thu thập thông tin
Thu thập tất cả các thông tin liên quan đến các giải pháp, nhớ phải đảm bảo tiêu chí thông tin chuẩn xác, khách quan và mới nhất.
4. Liệt kê những rủi ro của từng giải pháp và đánh giá trọng lượng các rủi ro đó
Để thực hiện bước này, hãy trả lời các câu hỏi:
Hậu quả của việc đưa ra quyết định sai lầm ? Lợi ích của quyết định đúng ?
Kết quả tồi tệ nhất là gì ? Xác suất để kết quả đó xảy ra ?
Mức rủi ro nào là an toàn và chấp nhận được ?
Bạn nên dùng phương pháp thống kê để lượng hoá các rủi ro ra thành con số.
5. Thiết lập giá trị
Phân tích kết quả mong muốn của việc ra quyết định, trong kết quả đó, hãy xếp theo thứ tự những giá trị ưu tiên từ quan trọng nhất cho tới ít quan trọng nhất.
6. Lập bảng ưu điểm, nhược điểm của mỗi giải pháp
Lập một cái bảng phân tích ưu nhược điểm của mỗi giải pháp. Với mỗi ưu điểm, bạn hãy cho điểm cộng từ +1 tới +10 tuỳ theo mức độ, với mỗi nhược điểm thì cho điểm trừ từ -1 tới -10 tương tự như thế.
7. Ra quyết định
Từ các phân tích ở những bước trên, hãy tiến hành ra quyết định. Nên nhớ không gì đáng tin cậy hơn những con số, nhưng cũng đừng quên trực giác của bạn.
_____________________________
Mọi thông tin liên hệ:
ICONICJOB VietNam – Cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao, mạng tìm việc nhanh, ứng tuyển ngay việc làm mới từ các nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam.