iconicJob.vniconicJob Việt Nam - Career Blog

Các yếu tố đánh giá đạo đức trong công việc của người Nhật

Các yếu tố đánh giá đạo đức làm việc của người Nhật có thể kể đến như lòng trung thành, làm việc chăm chỉ và giữ đúng cam kết, những yếu tố này dường như nổi tiếng trên khắp thế giới khi nhắc đến người Nhật.

Tôn giáo và văn hóa của Nhật Bản là yếu tố chính khiến môi trường làm việc khác biệt rất nhiều so với các quốc gia khác. Thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau, nhân viên sẽ không thể dễ dàng bỏ qua những yếu tố này khi muốn thăng tiến trong sự nghiệp.

I. Các yếu tố đánh giá đạo đức làm việc của người Nhật

1. Lòng trung thành

Các quy tắc về mức độ trung thành trong các lĩnh vực sẽ khác nhau và ở các cấp độ khác nhau. Nó có thể đề cập đến sự tận tâm của một người đối với cấp trên, công ty. Sự tuân theo yêu cầu từ cấp trên của một người được gọi là senpai-kouhai.

Khi các nhân viên trong công ty có lòng trung thành sẽ giúp tạo nên một doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, hiệu quả trong kinh doanh.

Môi trường làm việc chặt chẽ trong các công ty Nhật Bản chính là minh chứng rõ nét nhất cho lòng trung thành, sự gắn kết và hiệu quả trong công việc.

2. Làm việc chăm chỉ

Sự chăm chỉ hoặc siêng năng trong việc hoàn thành công việc của một người xuất phát từ tinh thần trách nhiệm trong mỗi nhân viên đối với công việc và công ty.

Khi làm việc chăm chỉ, đồng nghĩa với việc nhân viên sẽ được các đồng nghiệp và cấp trên tôn trọng.

Làm việc chăm chỉ luôn là tiêu chí giáo dục hàng đầu trong nên giáo dục ở Nhật bản và được đưa vào dạy từ khi họ còn là những học sinh tiểu học. Đó cũng chính là tinh thần trách nhiệm với công việc. Những yếu tố trên sẽ được hình thành trong suốt quá trình trưởng thành của người Nhật.

3 Giữ đúng cam kết

Giữ đúng cam kết là chuyên tâm thực hiện nhiệm vụ để hoàn thành đúng như những gì đã hứa. Yếu tố này giúp sẽ xây dựng được lòng tin với đồng nghiệp và cấp trên. Và khi thăng tiến lên các vị trí cao hơn trong công việc thì yếu tố này lại càng quan trọng hơn đối với những đánh giá về đạo đức mà cấp trên dành cho nhân viên.

Các yếu tố đánh giá đạo đức trong công việc của người Nhật

II. Các hành động cụ thể đánh giá đạo đức làm việc của người Nhật

Các yếu tố trên luôn được áp dụng trong môi trường làm việc thông qua các hành động cụ thể như:

1. Tôn trọng các mối quan hệ ( Kazokushugi )

Lòng trung thành được thể hiện qua các hành động đối với các thành viên trong gia đình, trong đó có lòng hiếu thảo với các bậc cha mẹ.
Nghĩa là, việc bày tỏ sự tôn trọng đúng mực đối với người lớn tuổi và các thành viên khác trong gia đình, cũng như ngoài xã hội, luôn tôn trọng người đối diện trong các mối quan hệ.

2. Làm việc lâu dài ( Shushinkoyo)

Trong lịch sử, người lao động Nhật Bản thường ở lại một công ty làm việc trong suốt cuộc đời của họ không chỉ vì họ trung thành sâu sắc với công ty mà còn giữ đúng cam kết với với nhiệm vụ và chuyên môn của họ. Tuy nhiên, điều này đang dần trở nên ít phổ biến hơn ở Nhật Bản ngày nay.

3. Làm việc theo nhóm và có được sự công nhận của nhóm

Chỉ có thể đạt được sự hài hòa trong một tập thể khi mức độ ưu tiên cho mục tiêu chung của công ty cao hơn mục tiêu cá nhân.
Do đó, nhân viên được đánh giá trên cơ sở đóng góp của họ vào kết quả hoạt động của tổ chức, chứ không phải kết quả hoạt động của cá nhân.

4. Hợp tác

Các mối quan hệ bắt nguồn từ niềm tin rằng một người làm việc chủ yếu không phải để theo đuổi lợi ích cá nhân của mình mà là lợi ích của công ty.
Trong công ty, sẽ có rất nhiều công việc được giao cho các bộ phận và cá nhân khác nhau. Do đó, thành công hoặc thành tích của một cá nhân được đo lường bằng thành công của cả nhóm. Ngược lại, thành công của nhóm cũng sẽ được đo lường bằng thành công của cá nhân.

Hợp tác làm việc trong nhóm là duy trì sự hài hòa và đồng cảm giữa các nhân viên với nhau. Đi ngược là điều này đều được đánh giá là thiếu hợp tác, thiếu đoàn kết và không quan tâm đến người khác.
Nhìn vào các yếu tố và hành động cụ thể được đề cập ở trên đã cho chúng ta biết lý do tại sao Nhật Bản lại có thể trở thành một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Việc người lao động nước ngoài thích nghi với văn hóa làm việc của Nhật Bản sẽ giúp họ nhanh hòa nhập, biết cách ứng xử với mọi người, cũng như đạt được năng suất cao trong công việc và được đánh giá cao trong công ty.



Tài Phan có kinh nghiệm 6 năm trong ngành Digital Marketing, luôn muốn chia sẽ những kiến thức hữu ích đến với mọi người. Quan niệm sống của tôi là “Lạc quan luôn là yếu tố dẫn đến thành công, không điều gì có thể thực hiện được mà không có hy vọng và sự tự tin”.
back-to-top iconicjob