Nhắc đến Nhật Bản thì không thể không nhắc đến sự nổi bật của các lễ hội quanh năm. Vậy, vào thời điểm cuối năm thì Nhật Bản tổ chức những lễ hội độc đáo nào để tạo không gian thoải mái cho mọi người cũng như thu hút khách du lịch. Để hiểu thêm về nét độc đáo của các lễ hội thì các bạn không thể bỏ qua bài viết này.
I. Lễ hội đêm Chichibu Yomatsuri
Mở đầu cho chuỗi lễ hội truyền thống vào tháng cuối cùng của năm tại Nhật Bản đó là lễ hội đêm Chichibu Yomatsuri. Đây là lễ hội thường niên tại Chichibu, có lịch sử hơn 300 năm và được xem là một trong ba lễ hội rước kiệu lớn nhất tại xứ sở hoa anh đào.
Lễ hội đêm này được tố chức vào ngày 2 và 3 tháng 12 hàng năm. Tuy diễn ra trong 2 ngày nhưng những sự kiện chính của lễ hội sẽ được diễn ra vào ngày 3 tháng 12. Vào buổi chiều tầm chập tối, 6 chiếc kiệu lớn được trang trí lộng lẫy ( bao gồm kiểu Kasa , Boko và Yatai) sẽ được đặt tại mỗi quận của thành phố cũng như đền Chichibu trước khi chúng được nhấc bổng và rước qua khắp các con phố hướng về phía tòa thị chính vào lúc 19 giờ.
Lễ hội Chichibu Yomatsuri
Những chiếc kiệu nối đuôi nhau thành một hàng dài hòa trong tiếng hò reo, tiếng sáo ,tiếng trống và tiếng cổ vũ khích lệ của dòng người tham gia lễ hội đã tạo ra một bầu không khí cực kì náo nhiệt. Một điểm đặc sắc không thể thiếu trong lễ hội này đó chính là màn bắn pháo hoa kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ và có thể nhìn thấy ở nhiều nơi tại thành phố.
Trên đường phố vào những ngày này sẽ bày bán rất nhiều loại món ăn đặc sắc của mùa lễ hội và đặc biệt khi đến đây bạn không nên bỏ lỡ một món đó chính là Amazake ( Rượu gạo ngọt) . Đây là món ăn giúp du khách có thể chống chọi lại sự lạnh giá của tháng 12 tại Nhật Bản.
II. Lễ hội Ako Ghishi-sai
Nói đến các lễ hội nổi tiếng trong tháng 12 của xứ Phù Tang thì không thể không nhắc đến lễ hội Ako Ghishi-sai. Đây là một lễ hội bắt nguồn từ một câu chuyện có thật trong lịch sử Nhật Bản. Câu chuyện nói về sự hào hùng của 47 vị Samurai thủ lĩnh đã cùng nhau tự sát để thể hiện lòng trung thành của bản thân với vị chủ tướng. Câu chuyện trên không chỉ là nguồn gốc của lễ hội Ako Ghishi-sai mà còn là cảm hứng cho các chủ đề kịch, phim ảnh và các ca khúc.
Lễ hội được tổ chức vào ngày 14 tháng 12 hàng năm trên toàn đất nước Nhật Bản và nơi tổ chức hoành tráng nhất là đền Sengaku – ji, nơi có thi hài của 47 vị Samurai này. Đây là lễ hội mang một ý nghĩa rất vĩ đại đối với nhân dân Nhật Bản vì nó tượng trung cho lòng trung thành và dũng cảm – Hai đức tính tượng trưng cho nhân dân xứ sở hoa anh đào.
Lễ hội Ako Ghishi-sai
Tham dự lễ hội bạn sẽ được hòa mình vào dòng người tham gia diễu hành đầy sôi động. Nam sẽ thường mặc trang phục Samurai và nữ sẽ tham dự lễ hội bằng những bộ Kimono truyền thống. Ngoài ra, đến đây các bạn còn sẽ được xem các diễn viên Nhật diễn lại màn kịch tự sát đầy bi tráng và mang đậm tính lịch sử đã đi sâu vào tiềm thức của người dân tại đây.
Đây là một dịp rất phù hợp cho những bạn yêu thích nền văn hóa truyền thống của Nhật Bản để có cơ hội tìm hiểu thêm về đất nước này.
III. Lễ hội Kasuga Wakamiya On – Matsuri
Lễ hội nổi tiếng không kém tại Nhật Bản trong tháng cuối năm đó chính là Kasuga Wakamiya On – Matsuri. Lễ hội này đã trở thành sự kiện quan trọng tại Nara hàng năm với sự tham gia của hàng ngàn khách du lịch từ khắp đất nước Nhật Bản cũng như khách du lịch từ mọi nơi trên thế giới để tham dự các buổi lễ âm nhạc dân gian dành cho các vị thần của xứ Phù Tang.
Lễ hội được tổ chức dài 4 ngày từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 12 diễn ra tại đền Kasuga hàng năm. Nguồn gốc của lễ hội được khởi xướng từ thế kỉ 12, đây được xem như là một loại hình Di sản Văn hóa Dân ca của Chính Phủ nước Nhật. Lễ hội được tổ chức với mục đích cầu mong cho mùa màng bội thu,không có dịch bệnh và đây cũng là dịp để người dân được tỏ lòng biết ơn với các vị thần đã giúp đỡ người dân để họ làm ăn phát đạt, và cũng như có sức khỏe tốt.
Lễ hội Kasuga Wakamiya On – Matsuri
Tuy lễ hội kéo dài 4 ngày nhưng điểm nhấn của lễ hội lại rơi vào ngày 17 tháng 12, còn được gọi là Hon – Matsuri. Trong ngày này, du khách có thể thưởng thức các màn biểu diễn Kasuga, các điệu múa truyền thống và Bugaku ( âm nhạc truyền thống Nhật Bản ).
Một trong những sự kiện nổi bật trong lễ hội Kasuga Wakamiya On – Matsuri là “ Jidai Gyoretsu. 500 người tình nguyện sẽ diện những trang phục truyền thống Nhật Bản để tái hiện lại những thời kì thành công của xứ sở hoa anh đào từ thế kỷ 9 ( thời kì Heian ) đến thế kỉ 19 ( thời kì Edo ).
IV. Lễ hội Hagoita – Ichi
Kết thúc cho chuỗi lễ hội tháng 12 của Nhật Bản không thể không nhắc đến lễ hội Hagoita – Ichi. Lễ hội này còn được biết đến với tên gọi khác là Hội chợ Cây Vợt và là một sự kiện truyền thống quan trọng của người dân xứ sở mặt trời mọc.
Hội chợ này lần đầu tiên được tổ chức là từ thời Edo. Và kể từ đó, nó được xem là một trong những sự kiện quan trọng nhất vào tháng cuối năm của Tokyo. Lễ hội Hagoita – Ichi được tổ chức hàng năm từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 12 tại chùa Asakusa Kannon hay còn gọi là đền Senso – Ji.
Lễ hội Hagoita – Ichi
Hagoita là một chiếc vợt có hình dạng một bảng chữ nhật với một tay cầm được dùng trong một trò chơi đầu năm mới của các bé gái có tên là Hanetsuki _ Nó giống như việc đánh cầu lông nhưng lại với một cây vợt bóng bàn lớn , Nó cũng tượng trưng như vật để bảo vệ cho các bé gái. Không chỉ vậy, Hagoita còn được dùng với mục đích cầu may mắn cũng như trang trí và có truyền thuyết cho rằng nếu cặp đôi nào có thể dắt nhau đến lễ hội này thì có thể bên nhau dài lâu.
Tại các gian hàng ở lễ hội , các bạn có thể đến ngắm các cây vợt với nhiều hình dạng khác nhau, màu sắc đa dạng và sặc sỡ hoặc có thể sắm sửa các đồ vật may mắn, trang trí cho gia đình ngày tết. Mặt trước của Hagoita được khắc họa với hình ảnh các diễn viên, ca sĩ, người nổi tiếng , nhân vật truyền hình, vận động viên hoặc các nhân vật hoạt hình được yêu thích của năm. Mỗi một chiếc hagoita được bán đi thì người bán và người mua sẽ cùng vỗ tay theo một nhịp điệu để cùng nhau tạo nên sự hòa hợp và rút ngắn khoảng giữa mọi người với nhau.