iconicJob.vniconicJob Việt Nam - Career Blog

Bản kế hoạch giúp bạn “tuyển dụng đúng người” chỉ trong 1 lần phỏng vấn

Điều đáng lo ngại nhất của các nhà làm tuyển dụng chính là dù tốn kém rất nhiều chi phí nhưng hiệu quả tuyển dụng vẫn bằng 0 – hoặc là không tuyển được người, hoặc là tuyển dụng sai người. Kể cả những người lâu năm trong nghề vẫn có thể mắc sai lầm không mong muốn.Vậy phải làm sao để kiểm soát quá trình tuyển dụng và chắc chắn tuyển được nhân viên mới “mười phân vẹn mười” – vừa tài năng, vừa phù hợp với văn hóa tổ chức? Bản kế hoạch gồm 7 bước cụ thể sau đây sẽ là công cụ đắc lực giúp bạn giải bài toán hóc búa này để ghi điểm với cấp trên.

1. Chú trọng vào bản mô tả công việc

Là nhà tuyển dụng, bạn bắt buộc phải có những am hiểu nhất định về các vị trí mà công ty có nhu cầu đăng tuyển. Càng sâu sát và đầu tư nhiều thời gian để tìm hiểu thì bản mô tả công việc của bạn càng chi tiết và chính xác, truyền tải đúng thông điệp đến ứng viên. Một bản mô tả công việc đạt chuẩn cần phải đáp ứng đầy đủ tất cả các yếu tố về nội dung lẫn hình thức và nên thể hiện được nét độc đáo riêng của doanh nghiệp, đó cũng là cách nhận diện thương hiệu khá hay mà hiếm có công ty nào làm được.

2. Lựa chọn kênh đăng tuyển phù hợp

ban-ke-hoach-giup-ban-tuyen-dung-dung-nguoi-chi-trong-1-lan-phong-van-1

Tùy thuộc vào từng vị trí công việc mà nhà tuyển dụng nên linh động trong cách chọn nơi đăng tuyển. Ví dụ, khi cần tuyển các vị trí làm việc văn phòng, hãy nghĩ ngay đến những trang tuyển dụng uy tín như iconicJob, Career Builder, Jobstreet… Khi cần tuyển các vị trí phổ thông như công nhân hay lái xe, hãy sử dụng hình thức đăng tuyển trên báo giấy, các trung tâm việc làm địa phương hoặc trực tiếp treo banner bên ngoài doanh nghiệp.

Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu về thế mạnh của từng website tuyển dụng để đảm bảo tin tuyển của bạn đến đúng ứng viên mà công ty bạn hướng đến, chẳng hạn: iconicJob chuyên về việc làm tiếng Nhật, Itviec chuyên về các công việc IT hay timviecnhanh nổi bật với những công việc không quá chú trọng bằng cấp và kinh nghiệm..v.v..

3. Xem xét kỹ hồ sơ ứng tuyển

Sau khi đăng tin tuyển dụng, bạn đã nhận được không ít hồ sơ ứng viên gửi về. Giờ là lúc bạn phải cẩn thận trong khâu sàng lọc. Đừng vì chạy đua con số, ghi điểm với sếp mà tỏ ra dễ dãi trong việc chọn lựa vì nếu như không chặt chẽ ngay từ ban đầu, bạn sẽ chỉ khiến mình lãng phí thời gian phỏng vấn một cách vô ích. Hãy đánh giá toàn diện về tính cách, sở thích, thông tin tham khảo… chứ không nên tập trung quá vào kinh nghiệm làm việc của ứng viên. Bạn sẽ lọc ra được những gương mặt tiềm năng và phù hợp nhất, xứng đáng bước tiếp vào vòng phỏng vấn.

4. Tìm mối liên hệ giữa ứng viên với môi trường văn hóa công ty

ban-ke-hoach-giup-ban-tuyen-dung-dung-nguoi-chi-trong-1-lan-phong-van-2

Không nhất thiết phải là nhân viên kỳ cựu làm việc nhiều năm, chỉ cần vài tuần làm việc là bạn đã có thể hiểu được môi trường văn hóa của công ty như thế nào. Hãy dựa vào kinh nghiệm thực tiễn của cá nhân bạn và quan sát những người đồng nghiệp xung quanh để xác định, với các tuýp ứng viên có tính cách và định hướng như thế nào sẽ phù hợp với văn hóa mà công ty đang xây dựng.

Bạn có thể đặt nhiều câu hỏi cho ứng viên để họ thổ lộ về môi trường làm việc mơ ước, thậm chí bạn có thể nói về những mặt tiêu cực của chính công ty mình để xem phản ứng của họ ra sao. Chọn được ứng viên có kinh nghiệm phù hợp không khó, cái khó là làm sao để tìm được ứng viên vừa có kinh nghiệm phù hợp, lại vừa thích nghi tốt với môi trường văn hóa. Có như vậy, họ mới gắn bó lâu dài với tổ chức – biểu hiện cho thấy hoạt động tuyển dụng đạt được hiệu quả thực sự.

5. Không được bỏ qua nhân viên nội bộ

Đừng chỉ quan tâm đến ứng viên mới, hãy dành thời gian để tìm hiểu mong muốn của người nhà là các nhân viên đang làm việc tại công ty. Kỳ vọng của họ về người đồng nghiệp mới như thế nào, họ ghét khi phải làm việc cùng những người có tính cách ra sao? Nếu ứng viên mà bạn lựa chọn không nhận được sự yêu thích của những nhân viên khác thì không chỉ họ “khó sống qua mùa trăng” mà kể cả bạn cũng gặp nhiều rắc rối.

6. Đừng đánh giá cảm tính

Đừng để thiện cảm lấn át lý trí trong quá trình đánh giá ứng viên. Họ có thể là người có ngoại hình sáng, giao tiếp tốt và có khiếu hài hước nhưng họ cũng có thể là kẻ nói dối tài ba. Hãy đặt những câu hỏi ngẫu nhiên, không theo bất kỳ một quy tắc nào để kiểm tra năng lực của họ. Tin rằng thông qua những phản hồi và câu trả lời mà bạn nhận được, bạn sẽ nhanh chóng nhận diện được những gương mặt ứng viên xuất sắc.

7. Kiểm tra thông tin một lần nữa

ban-ke-hoach-giup-ban-tuyen-dung-dung-nguoi-chi-trong-1-lan-phong-van-3

Bước cuối cùng để đảm bảo tuyển được đúng người chính là phải kiểm tra lại tất cả những thông tin mà bạn cảm thấy không tin tưởng, chẳng hạn: gọi điện cho người tham khảo (Reference), điều tra tính cách ứng viên thông qua các mối quan hệ trong ngành…

Ngoài việc lên kế hoạch tuyển dụng nhân viên mới, đối với các vị trí không cần nhiều kinh nghiệm, bạn nên cân nhắc đến chuyện tuyển dụng thực tập sinh. Có thể kiểm soát được điểm mạnh, điểm yếu của ứng viên, bạn cũng hoàn toàn không phải lo ngại chuyện họ không phù hợp với văn hóa công ty hay bị mọi người ghét bỏ.

_____________________________

Mọi thông tin liên hệ:

ICONICJOB VietNam – Cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao, mạng tim viec lam nhanh, ứng tuyển ngay việc làm mới từ các nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam



Whatever happens, happens
back-to-top iconicjob