Thuật ngữ “B2B” đã không còn xa lạ gì với những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Nó dùng để chỉ mô hình ngành thương mại điện tử và các giao dịch buôn bán. Vậy tại sao gọi là B2B? Nó có vai trò thế nào trong hoạt động kinh doanh? Bài viết này sẽ giúp bạn giải nghĩa B2B là gì và những kiến thức tổng quan về ngành B2B ở Việt Nam hiện nay.
I. Mô hình kinh doanh B2B là gì?
B2B (Business To Business) là hình thức buôn bán, kinh doanh, giao dịch trực tiếp giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp. Nó bao gồm thương mại điện tử, một số giao dịch diễn ra trong thực tế từ việc tư vấn, báo giá cho đến việc lập hợp đồng, mua bán sản phẩm.
Mô hình B2B ngày càng phát triển hơn khi các doanh nghiệp chọn sử dụng website thương mại làm phương thức giao tiếp chính. Trong những năm gần đây, tỷ lệ website hướng tới đối tượng là các tổ chức, doanh nghiệp tăng lên so với website hướng đến người tiêu dùng.
II. Vai trò của B2B trong kinh doanh
Khác biệt so với khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp luôn sở hữu một quy trình mua hàng đặc trưng riêng giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Điều này thường giải thích lý do tại sao khi mua hàng, các doanh nghiệp thường chú trọng tới yếu tố logic trong khi đó người tiêu dùng thường bị chi phối bởi yếu tố cảm xúc.
B2B được khá nhiều doanh nghiệp ưa chuộng bởi việc giao dịch và hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau thường mang lại lợi ích đa dạng và hiệu quả nhanh hơn, các doanh nghiệp cũng nhanh chóng khẳng định chỗ đứng trên thị trường thông qua hình thức hợp tác và làm việc cùng nhau.
III. 4 mô hình B2B thường gặp
1. Mô hình B2B thiên về bên bán
Đây là loại hình thường gặp ở Việt Nam. Một công ty sẽ làm chủ một trang thương mại điện tử và cung cấp các dịch vụ, hàng hóa, sản phẩm cho các đơn vị thứ ba như doanh nghiệp bán lẻ, sản xuất, người tiêu dùng,… Vì thế mô hình này cung cấp các sản phẩm với số lượng từ vừa đến lớn.
2. Mô hình B2B thiên về bên mua
Mô hình này thì ít gặp hơn do đa số doanh nghiệp ở Việt Nam đều có nhu cầu bán sản phẩm của mình cho đối tác. Nhưng mô hình này lại hoạt động khá sôi nổi ở nước ngoài. Các đơn vị kinh doanh sẽ đóng vai trò chính trong việc nhập các sản phẩm, hàng hóa từ bên sản xuất. Một số đơn vị còn có hẳn trang web về các nhu cầu cần mua và các đơn vị bán khác sẽ truy cập vào báo giá cũng như phân phối sản phẩm.
3. Mô hình B2B trung gian
Mô hình này sẽ đóng vai trò là cầu nối giữa bên mua và bên bán. Thông qua một sàn giao dịch thương mại điện tử. Mô hình này đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam với những cái tên như Tiki, Lazada, Adayroi, Sendo, Shopee,…
Theo đó, hình thức hoạt động chung sẽ là doanh nghiệp nào có nhu cầu bán. Thì sẽ gửi sản phẩm, dịch vụ lên kênh trung gian này để quảng bá và phân phối. Những tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua. Sẽ xem và đặt hàng dưới sự bảo vệ quyền lợi và tuân theo quy định trên kênh trung gian.
4. Mô hình B2B dạng thương mại hợp tác
Mô hình này cũng tương tự như B2B trung gian. Nhưng mang tính chất tập trung và thuộc quyền sở hữu của nhiều doanh nghiệp hơn. Nó thường được hiển thị dưới dạng các sàn giao dịch điện tử như:
– Chợ điện tử (e-markets)
– Chợ trên mạng (e-marketplaces)
– Sàn giao dịch internet (internet exchanges)
– Sàn giao dịch thương mại (trading exchanges)
– Cộng đồng thương mại (trading communities)
Hiện nay mô hình B2B ở Việt Nam đang trên đà phát triển nhưng vẫn chưa thật sự có bước tiến hay đột phát gì mới mẻ. Vì vậy, để phát triển theo xu hướng này, các doanh nghiệp cần đưa ra những chiến lược, hướng đi mới mẻ hơn. Đồng thời đổi mới các kênh bán hàng, tiếp thị, đầu tư hơn về thiết kế website thương mại điện tử (đặc biệt là tối ưu hóa chất lượng website). Như vậy, doanh nghiệp mới có thể thực hiện các giao dịch B2B một cách hiệu quả và chuyên nghiệp nhất.
_____________________________
Mọi thông tin liên hệ:
ICONICJOB VietNam – Cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao, mạng tìm việc làm, ứng tuyển ngay việc làm mới từ các nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam