iconicJob.vniconicJob Việt Nam - Career Blog

3 Điểm khác biệt giữa nhân viên Gen Y và Gen Z

Đối với thị trường lao động hiện nay, doanh nghiệp rất mong muốn có thể tận dụng tốt những tài năng của thế hệ trẻ Gen Z,  nhưng cũng đồng thời mong muốn cả Gen Y và Gen Z có thể cùng nhau cộng tác và làm việc một cách hài hoà, tránh những xung đột để giúp công ty ngày càng phát triển. 

Để có thể làm được việc này, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ về Gen Y và Gen Z, dưới đây là những khác biệt giữa Gen Y và Gen Z:

I. Phong cách làm việc

1. Thế hệ Gen Y

- Coi trọng sự hợp tác: Các nhân viên thế hệ Gen Y thường coi trọng tinh thần hợp tác và làm việc nhóm hơn là tính cạnh tranh. Họ thích làm việc trong môi trường đồng đội và chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với nhau để đạt được mục tiêu chung.

- Tích cực và trách nhiệm: Thế hệ Y thường có tinh thần trách nhiệm và nhiệt huyết trong công việc. Họ đặt mục tiêu cao và luôn nỗ lực để theo đuổi cho đến khi đạt được thành công, đồng thời tạo ra sự lan tỏa năng lượng tích cực trong môi trường làm việc. Họ không dễ dàng bỏ cuộc, từ bỏ công ty chỉ vì những vấn đề nhỏ xảy ra trong công việc.

- Đa nhiệm và linh hoạt: Thế hệ Y có khả năng đa nhiệm và linh hoạt trong công việc. Họ có thể làm việc trên nhiều dự án đồng thời và thích thích nghi với thay đổi và sự đa dạng trong công việc. 

2. Thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z có xu hướng yêu thích tính cạnh tranh cao. Họ sẵn lòng tạo ra những ý tưởng mới và dám thực hiện chúng, làm cho môi trường công sở trở nên cạnh tranh hơn từng ngày. Mục tiêu của họ là khẳng định sự khác biệt cá nhân và khao khát được công nhận về năng lực của mình. Họ luôn khao khát đạt được những thành tích ấn tượng, dù đó là trong môi trường học tập hay làm việc.

Thế hệ Gen Z tỏ ra tự tin và năng động hơn. Họ có xu hướng linh hoạt, dũng cảm hơn khi làm việc so với thế hệ Gen Y. Khác với thế hệ trước, Gen Z không còn phụ thuộc quá nhiều vào sự chi phối từ gia đình. Tính cách này thúc đẩy họ tự thể hiện và cạnh tranh độc lập, nhằm khẳng định giá trị của bản thân.

Thế hệ Gen Z luôn thể hiện sự thẳng thắn và không e ngại xung đột. Họ có xu hướng đưa ra ý kiến mạnh mẽ và đặt ra nhiều yêu cầu hơn so với những nhân viên thuộc thế hệ Gen Y. Một số khiếm khuyết của thế hệ trước là họ thấy ngưỡng mộ sự nhiệt huyết, sáng tạo và tinh thần mới mẻ của Gen Z, nhưng lại gặp khó khăn trong việc thích nghi và e ngại mạo hiểm.

II. Động lực làm việc

Động lực làm việc của nhân viên Gen Y (Millennials) và nhân viên Gen Z sẽ có những khác biệt rất rõ ràng trong công việc. Dưới đây là một số điểm khác biệt đáng chú ý:

1. Thế hệ Gen Y (Millennials):

- Nhiều mục tiêu: Thế hệ Y thường có nhiều mục tiêu và hoài bão trong công việc. Họ tìm kiếm sự phát triển cá nhân, cơ hội thăng tiến, mong muốn làm việc trong một môi trường có văn hoá làm việc tích cực và công bằng. Họ mong muốn tạo ra nhiều giá trị và mang lại những tác động tích cực đối với cộng đồng và thế giới.

- Được công nhận và góp ý mang tính xây dựng: Trong môi trường làm việc tích cực, Gen Y sẽ cảm nhận các cống hiển của bản thân được ghi nhận sẽ giúp họ có nhiều động lực hơn trong công việc, những góp ý mang tính xây dựng trong quá trình làm việc sẽ giúp họ ra sức cải thiện và gắn bó lâu hơn với công ty. 

- Làm việc nhóm: Thế hệ Y có xu hướng thích làm việc nhóm, ưa thích sự hợp tác với mọi người trong công ty. Họ coi trọng việc xây dựng mối quan hệ và tương tác xã hội trong công việc. Họ muốn có sự cộng tác và giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp và sẵn lòng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm.

2. Thế hệ Gen Z:

- Mong muốn làm việc linh hoạt: Gen Z thường tập trung vào việc phát triển sự nghiệp và thành công cá nhân. Họ thích có thời gian và không gian tự do để tạo lịch làm việc phù hợp với mục tiêu cá nhân và sở thích của mình. Điều này cũng giúp họ giữ cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.

- Ưu tiên sự đa dạng và thay đổi: Gen Z thường thích khám phá nhiều khả năng và không thích bị giới hạn trong một lĩnh vực cụ thể. Họ muốn được thử sức trong nhiều công việc khác nhau và thường mong muốn môi trường làm việc đa dạng và tiếp cận với nhiều ngành nghề khác nhau.

- Thích làm việc tự chủ và sáng tạo: Gen Z có xu hướng tìm kiếm các công việc cho phép họ thể hiện sáng tạo, có cơ hội tự quản lý và đóng góp ý tưởng của riêng mình. Họ thích môi trường làm việc thúc đẩy sự đổi mới và không bị ràng buộc bởi quy trình cứng nhắc.

III. Tập trung phát triển các kỹ năng khác nhau

Phát triển chuyên môn trong công việc là điều quan trọng nhất cần phải tập trung nâng cao đối với tất cả nhân viên, bất kể tuổi tác của họ. 

Đối với Gen Y thì hầu hết mọi nhân viên đều mong muốn được nâng cao kỹ năng chuyên môn công việc để giúp nâng cao hiệu suất trong công việc. Trong khi đó, Gen Z lại mong muốn phát triển các kỹ năng mềm nhiều hơn là kỹ năng chuyên môn. 

Đúng là nhân viên ngày nay cần sự kết hợp của cả kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn, và việc của doanh nghiệp là cần  xây dựng các chương trình training phù hợp để thúc đẩy nhân viên hào hứng tham gia và điều quan trọng hơn là giữ chân nhân tài.

Việc training trong công việc rất quan trọng, đối với nhân viên Gen Z họ mong muốn được học hỏi các kỹ năng mềm, mong muốn có người nhiều kinh nghiệm cố vấn và hướng dẫn khi họ bắt đầu sự nghiệp đây là yếu tố quan trọng giúp giữ chân được nhân viên Gen Z. 

Đối với Gen Y thì độc lập hơn, không cần quá nhiều hướng dẫn, họ có thể tự mình tìm hiểu học hỏi và nâng cao kỹ năng chuyên môn của chính mình. Ngoài ra, Gen Y có xu hướng gắn bó và làm việc lâu dài với công ty nhiều hơn đối với Gen Z.

Chúc bạn thành công.



Tài Phan có kinh nghiệm 6 năm trong ngành Digital Marketing, luôn muốn chia sẽ những kiến thức hữu ích đến với mọi người. Quan niệm sống của tôi là “Lạc quan luôn là yếu tố dẫn đến thành công, không điều gì có thể thực hiện được mà không có hy vọng và sự tự tin”.
back-to-top iconicjob