iconicJob.vniconicJob Việt Nam - Career Blog

Quiet Firing là gì? Dấu hiệu cho thấy bạn sắp bị sa thải

Cụm từ "Quiet Firing" có lẽ keyword không còn quá xa lạ với các nhân viên làm việc tại công ty. Đây là hoạt động của người quản lý nhằm sa thải nhân viên trong ầm thầm, như tạo nhiều khó khăn trong công việc và có những câu nói buộc bạn tự nguyện nghỉ việc. 

Để hiểu rõ hơn về "Quiet Firing" là gì, cách nhận biết nó, và làm thế nào khi bạn gặp tình huống như vậy, hãy đọc bài viết dưới đây nhé.

Quiet Firing là gì?

Quiet Firing có nghĩa là sa thải nhân viên một cách âm thầm. Cụ thể đây là hình thức cố tình tạo ra các rào cản gây khó khăn trong công việc khiến nhân viên mất động lực chán nản tự xin nghỉ việc. 

Người quản lý sẽ giao rất nhiều việc cho nhân viên vượt quá khả năng của họ, buộc họ phải làm thêm giờ để hoàn thành. Nếu họ mắc lỗi, họ có thể bị trách nhiệm nặng nề hơn. Tất cả những điều này cuối cùng dẫn đến quyết định tự nguyện nghỉ việc của nhân viên.

Tình trạng này thường xảy ra khi người quản lý hoặc công ty muốn người nhân viên tự nguyện nghỉ việc, thay vì nói thẳng rằng công ty cho họ nghỉ việc. 

Các dấu hiệu cho thấy bạn đang bị Quiet Firing

1. Sếp giao việc quá nhiều hoặc quá ít

Nếu bạn nhận được giao quá nhiều công việc, nhiều hơn cả khả năng và thời gian làm việc của mình, hoặc công việc bạn thực hiện không đúng chuyên môn, không phù hợp với kinh nghiệm hoặc không mang lại giá trị gì, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang ở trong tình trạng có thể bị sa thải mà không báo trước. Khi bạn phải làm việc theo cách đó trong một thời gian dài, bạn có thể cảm thấy mất hết sự hứng thú, chán nản và có ý định nghỉ việc.

2. Không có cơ hội thăng tiến

Khi bạn làm việc trong môi trường công ty mà cơ hội thăng tiến rất ít hoặc không rõ ràng, hoặc sự thăng tiến không phù hợp với khả năng của bạn, đó là một dấu hiệu quan trọng. Mọi người đều muốn có cơ hội để thăng chức và phát triển sự nghiệp của mình.

Ở những nơi làm việc tốt, cấp quản lý thường chia sẽ rõ ràng về kế hoạch phát triển và thăng tiến của nhân viên. Tuy nhiên, nếu bạn đang làm việc ở một nơi mà bạn luôn bị bỏ lỡ cơ hội thăng tiến, hoặc cơ hội này được trao cho người khác thay vì bạn, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang ở môi trường làm việc không tốt. Cấp quản lý có thể sử dụng lý do "bạn chưa phù hợp" hoặc "lần sau sẽ cân nhắc" để giữ bạn ở lại, nhưng thực chất họ không muốn bạn thăng tiến. Điều này gây cảm giác ức chế, chán nản khiến bạn muốn nghỉ việc để tìm cơ hội mới tốt hơn cho sự phát triển cá nhân của mình.

3. Không nhận được sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, cấp trên

Khi mà nhân viên nhận được quá nhiều việc hoặc tham gia vào các dự án trong công ty, nhưng họ không được sự hỗ trợ từ cấp trên hoặc thậm chí là từ đồng nghiệp, đó có thể là dấu hiệu khác của việc sa thải nhân viên một cách âm thầm. Trong trường hợp này, họ sẽ không nhận được thông tin, tài nguyên cần thiết hoặc sự khích lệ để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Ngoài ra, những đồng nghiệp khác làm cùng trong team có thể trở nên khó chịu hoặc tạo ra không khí căng thẳng khi làm việc chung. Họ có thể cố tình đối xử không tốt hoặc tạo ra mối quan hệ xấu đối với người nhân viên sắp bị sa thải. Tất cả những điều này khiến người sắp bị sa thải cảm thấy không thoải mái và lạc lõng tại nơi làm việc.

4. Bị cấp trên đối xử bất công

Một dấu hiệu khác của Quiet Firing có thể dễ dàng nhận biết là bị sếp đối xử không công bằng. Điều này nghĩa là nhân viên sắp bị sa thải, bị cấp trên xem xét, đánh giá, và đối xử một cách không công bằng so với những người khác. 

Nên làm khi bị cấp trên quiet firing?

1. Nói chuyện trực tiếp với cấp trên

Nếu bạn cảm thấy rằng mình đang bị cấp trên Quiet Firing, hãy chủ động trao đổi trực tiếp với cấp trên của mình. Điều quan trọng là nói chuyện một cách thành thật và minh bạch để giải quyết những xung đột dẫn đến việc họ đang tìm cách đuổi khéo bạn.

2. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ đồng nghiệp

Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người đồng nghiệp bạn tin tưởng hoặc những người có uy tín và vị trí cao trong công ty. Họ sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn trong tình huống khó khăn. Cần phải có những người ủng hộ để bảo vệ quyền lợi của bạn và đứng lên khi bạn cảm thấy bị coi thường.

3. Cân nhắc nghỉ việc nếu không tìm được tiếng nói chung

Nếu bạn cảm thấy người quản lý trực tiếp của mình không chấp nhận đối diện và trao đổi cùng bạn, hãy cố gắng nói chuyện với người quản lý cấp cao hơn để thảo luận về cơ hội thăng tiến và tương lai của bạn. Nếu không có giải pháp từ các cuộc trao đổi và tất cả mọi thứ vẫn không cải thiện, thì bạn có thể cân nhắc về việc nghỉ làm.

Khi môi trường làm việc trở nên không công bằng và không lành mạnh, việc ở lại cũng không còn ý nghĩa nữa. Dù việc nghỉ việc có thể giúp người quản lý đạt được mục tiêu của họ, nhưng nó cũng mở ra cơ hội mới cho bạn phát triển bản thân.

---------------------------
Mọi thông tin liên hệ:

iconicJob Vietnam – Cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao, mạng tìm việc làm, ứng tuyển ngay việc làm mới từ các nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam



Tài Phan có kinh nghiệm 6 năm trong ngành Digital Marketing, luôn muốn chia sẽ những kiến thức hữu ích đến với mọi người. Quan niệm sống của tôi là “Lạc quan luôn là yếu tố dẫn đến thành công, không điều gì có thể thực hiện được mà không có hy vọng và sự tự tin”.
back-to-top iconicjob