Hầu hết các ứng viên đều bỏ sót những bước chuẩn bị cần thiết cho buổi phỏng vấn với tâm lý “tùy cơ ứng biến”. Ai cũng nghĩ rằng chỉ cần với vốn kiến thức và thông tin hiện tại mình nắm giữ là đủ để có câu trả lời cho mọi câu hỏi, và họ không đào sâu tìm hiểu về công ty, con người nơi họ ứng tuyển thêm nữa. Nhưng xin lặp lại lần nữa, rằng đây là sai lầm mà hầu hết các ứng viên đều mắc phải. Thường thì đây là điểm khác biệt giữa việc có được cuộc phỏng vấn vào vòng trong, hoặc là hoàn toàn bị lãng quên. Do đó, dành thời gian tìm hiểu về công ty nơi bạn ứng tuyển sẽ tạo thêm điều kiện để bạn có được tấm vé thông hành bước vào công ty một cách thuận lợi.
Dưới đây là 5 điều mà bạn nên tìm hiểu về doanh nghiệp trước khi dự buổi phỏng vấn.
1. Văn hóa doanh nghiệp
Nhận thức được văn hóa của doanh nghiệp là một trong những cách dễ dàng nhất để tìm ra vấn đề trong buổi phỏng vấn. Dành thời gian lướt qua trang web của công ty và tìm xem tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp là gì. Thông qua trang blog của họ để tìm hiểu xem họ coi trọng điều gì, nhân viên của họ nghĩ gì về doanh nghiệp, các mạng xã hội là nguồn thông tin tuyệt vời về các thông tin cá nhân, và cả những vấn đề chuyên môn. Nắm được văn hóa doanh nghiệp không chỉ giúp bạn thành công trong phỏng vấn, mà còn cho thấy được đó có phải là nơi dành cho bạn hay không.
2. Ban lãnh đạo của công ty
Tìm hiểu về các nhà lãnh đạo của công ty. Nếu đó là chi nhánh của một công ty lớn, bạn nên biết một chút về hệ thống quản lý và những gương mặt chủ chốt. Nếu đó là một doanh nghiệp nhỏ hay là một công ty khởi nghiệp, sẽ không bao giờ bạn biết được khi nào thì CEO của công ty sẽ là người phỏng vấn bạn hoặc khi nào thì ông ấy chỉ tạt ngang qua và nói lời chào. Một vài công ty sẽ hy vọng là bạn đã nắm được thông tin này nếu họ coi trọng văn hóa doanh nghiệp của mình.
3. Người sẽ trở thành quản lý của bạn
Luôn luôn nhớ là phải tìm hiểu về quản lý tương lai của bạn: Họ là ai? Và điều gì thôi thúc họ?… Đây có thể không chỉ là một lợi thế rất lớn trong khi phỏng vấn, mà còn là điều kiện để bạn nhận ra công việc này có phải thứ bạn mong muốn hay không. Nhìn sơ qua hồ sơ LinkedIn của nhà tuyển dụng hoặc bản mô tả công việc có thể sẽ cung cấp cho bạn một vài manh mối về người này. Nếu bạn có mối liên hệ với nhân viên tuyển dụng, không lý do gì lại không hỏi. Nếu không có cách nào để tìm hiểu về người này, hãy thử dùng LinkedIn để tìm hiểu về người có vị trí ngay phía trên vị trí bạn ứng tuyển xem sao. Ví dụ như bạn ứng tuyển vị trí trợ lý marketing thì hãy thử tìm vị trí marketing manager xem. Hoặc bạn ứng tuyển vị trí điều phối viên dự án thì nên tìm hiểu vị trí quản lý dự án… Hãy tìm hiểu mọi thứ về quản lý tương lai trong điều kiện có thể và dùng thông tin đó để kết nối với họ trong cuộc phỏng vấn.
4. Những người khác tham gia phỏng vấn bạn
Nếu bạn dự phỏng vấn với nhiều người, thì hãy tìm hiểu về tất cả những người sẽ xuất hiện trong cuộc phỏng vấn. Điều này sẽ giúp bạn kết nối với từng người thông qua từng chủ đề có liên quan đến cuộc thảo luận. Đồng thời, nó cũng cho thấy bạn đã bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức cho cuộc phỏng vấn. Nếu bạn không chắc về thành phần tham dự phỏng vấn thì thử thăm dò tại các đầu mối liên hệ xem sao. Và đừng quên gửi lời cảm ơn tới họ trong vòng 24 tiếng nhé.
5. Tìm hiểu thông tin và các sự kiện liên quan
Một trong những phương pháp để tìm chủ đề cho cuộc thảo luận Q&A khi phỏng vấn đó là liên tục cập nhật thông tin và các sự kiện xung quanh các doanh nghiệp, các ngành công nghiệp và các thị trường họ đang hoạt động. Bắt đầu bằng cách xem qua blog của doanh nghiệp hoặc thông qua báo chí, bởi vì đây là nguồn cung cấp thông tin nhanh và chính xác nhất. Tim công ty qua Google để tìm kiếm thông tin và các bài xã luận bổ sung. Cuối cùng, đọc tin tức về những “ông lớn”, những người có sức ảnh hưởng trong ngành, các đối thủ cạnh tranh, và xu hướng chung của thị trường. Đưa ra câu hỏi thông minh xung quanh những thông tin này và dùng nó để gây ấn tượng với người phỏng vấn.
Nắm bắt được thông tin cũng giống như bạn đang tạo cho mình một lối đi tắt nếu bạn chuẩn bị kỹ càng để trở thành một ứng viên hàng đầu, bạn nắm giữ chìa khóa cho mọi câu hỏi của nhà tuyển dụng và mối quan tâm của bạn về công ty mà bạn ứng tuyển trước khi trở thành thành viên của công ty.