iconicJob.vniconicJob Việt Nam - Career Blog

3 Lý do chính khiến bạn sẽ “nhảy” việc

Rời bỏ một công việc sẽ là lựa chọn mà bạn cảm thấy căng thẳng nhất trong quá trình làm việc của mình. Khoản thời gian ở công ty có lẽ bạn đã cảm thấy yêu mến môi trường làm việc ở đó, các đồng nghiệp đã là những người bạn thân thiết, bàn làm việc như một góc riêng trong căn nhà thứ 2 của bạn. Lúc này, quyết định nhảy việc sẽ là lựa chọn khó khăn nhất mà bạn cần phải cân, đo, đông, đếm rất cẩn thận. Vậy đâu là lý do chính đáng nhất bạn cần phải nhảy việc.

 

> 5 Bước giúp bạn luôn vui trong công việc
> 7 Tuyệt chiêu để lấy lại năng lượng làm việc sau giờ trưa
> 5 Lời khuyên để “cưa đổ” một công việc mơ ước

 

3 lý do khiến bạn nghỉ việc

 

Tiền lương thấp hơn năng lực bạn bỏ ra

 

Không phải tất cả các công ty đều trả lương như nhau với cùng một vị trí tương ứng. Sau khoảng 3 năm đầu nỗ lực trong việc làm hiện tại , thì bạn sẽ có đủ kinh nghiệm và kiến thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ đang đảm nhận và hơn thế nữa. Lúc này, hoặc là công ty sẽ tăng lương để đáp ứng được công sức mà bạn bỏ ra hoặc là bạn sẽ phải tự tìm việc làm ở một công ty khác có chế độ đãi ngộ phù hợp với năng lực của bạn hơn.

 

Môi trường làm việc ít thử thách

 

Bạn đã từng nghe “cái khó ló cái khôn” có thử thách mới có phát triển. Tuy nhiên, mọi người vẫn thường muốn có một công việc nhàn rỗi, ít áp lưc, ít cạnh tranh. Điều này có lẽ đúng với những người ở độ tuổi ngủ tuần. Nếu bạn đang còn trẻ, đang ở gian đoạn sung mãn nhất và khát khao thể hiện mình nhất thì một công việc quá nhàn rỗi sẽ dễ dàng giết chết tuổi trẻ của bạn. Bạn sẽ dần đánh mất sự cố gắng, niềm say mê trong công việc vì chỉ cần dành 20% sức lực và thời gian là có thể hoàn thành tất cả công việc được giao. Đây là lúc bạn nên suy nghĩ đến quyết đinh tìm việc nhanh chóng ở một công ty khác với một cơ hội khác đầy thử thách hơn.

 

Xem thêmBế tắc trong công việc, liệu đây có phải lúc để nhảy việc?

 

Không thể làm việc được với Sếp

 

Không thể phủ nhận tài năng của những người lãnh đạo, vì họ đã trải qua một quá trình cố gắng và nỗ lực hết mình để có những vì trí cấp cao ở tổ chức. Tuy nhiên, mỗi người có một cách làm việc riêng, bạn cũng vậy. Để tối ưu hóa hiệu quả làm việc thì bạn và sếp của bạn cũng như các đồng nghiệp khác phải có tiếng nói chung. Nếu bạn nhận ra có quá nhiều sự khác nhau trong cách làm việc giữa bạn và sếp mà làm ảnh hưởng đến kết quả của công việc thì đó là lúc bạn nên nghỉ đến phương án nhảy việc.

 

Sẽ có thêm rất nhiều lý do chính đáng nữa để bạn nhảy việc như: nhận được một lời mời từ một công ty tốt hơn, mục tiêu trong sự nghiệp của bạn thay đổi, hay đồng nghiệp trong côn ty chia bè phát,… Đối với những tình huống sẽ có cách sử lý khác nhau, lúc này bạn cần phải tỉnh táo để có quyết định tốt nhất cho chính bản thân bạn.



Tài Phan có kinh nghiệm 6 năm trong ngành Digital Marketing, luôn muốn chia sẽ những kiến thức hữu ích đến với mọi người. Quan niệm sống của tôi là “Lạc quan luôn là yếu tố dẫn đến thành công, không điều gì có thể thực hiện được mà không có hy vọng và sự tự tin”.
back-to-top iconicjob