iconicJob.vniconicJob Việt Nam - Career Blog

Ý ngầm đằng sau những câu hỏi

Khi phỏng vấn tìm việc, với bạn thì những câu hỏi theo kiểu kiểm tra mà bạn tưởng chừng như để tra hỏi kinh nghiệm hoặc hỏi kiến thức chuyên ngành của bạn. Khi bạn gặp phải những câu hỏi như trên thì bạn thường phô diễn mà quên những ẩn ý đằng sau nó là gì? Mỗi lần gặp những câu hỏi mà bạn thấy dễ vì lần phỏng vấn nào bạn cũng gặp, nói khó là bạn không thể hiểu được những ẩn ý của nhà tuyển dụng sau mỗi câu hỏi. Có thể bạn không biết là nhà tuyển dụng làm như vậy để kiểm tra tính cách, thái độ làm việc, khả năng làm việc, năng lực thực sự dưới áp lực cao hoặc họ muốn bẫy bạn chẳng hạn.

ý ngầm sau những câu hỏi

Những câu hỏi về sự thích thú với công việc:

 

1. Vì sao bạn lại chuyển đến công ty chúng tôi?

 

2. Vì sao công việc hiện tại đang tốt mà bạn lại nghỉ?

 

3. Môi trường làm việc mà bạn muốn làm việc như thế nào?

 

4. Tại sao bạn nghĩ bạn phù hợp với vị trí mà bạn ứng tuyển (nhân viên kinh doanh, kế toán, chuyên viên lập trình,…) ?

 

Khi xin vào làm ở một công ty nào đó thì tất nhiên ai cũng có những lí do nhưng tại sao họ lại hỏi bạn như vậy. Như vậy ý của họ là muốn tìm hiểu xem lí do của bạn có phù hợp với mục tiêu mà họ đặt ra cho nhân viên họ muốn tuyển. Hay họ muốn tìm hiểu xem nguyên nhân bạn nghĩ việc ở công ty cũ và nó là tích cực hay tiêu cực hoặc họ muốn biết bạn có xác định bước đi kế tiếp hay chỉ muốn thoát khỏi công ty cũ. Những người phỏng vấn thường hay đánh giá các ứng viên có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng và thái độ như thế nào. Với những câu hỏi trên thì bạn nên thể hiện sự đam mê với công việc qua việc giao tiếp phi ngôn ngữ như mắt, gương mặt.

 

Những điều nên tránh:

– Nói xấu về công ty mới nghĩ việc: Với việc bạn không thể tiếp tục công việc hiện tại với những lí do không tích cực do công ty cũ thì bạn không nên kể hết cho nhà tuyển dụng vì họ sẽ đánh giá thấp bạn.

 

– Không xác định mục tiêu rõ ràng: Các câu trả lời của bạn theo sách vở thì họ sẽ xoáy sâu vào làm cho mình không biết giải thích như thế nào và bạn sẽ mất điểm.

 

 

Những câu hỏi về mức độ thích thú:

 

1. Bạn hãy nói về thất bại mà bạn gặp phải và cách giải quyết?

 

2. Bạn không thích kiểu người làm chung như thế nào?

 

3. Lần diễn ra mâu thuẫn giữa bạn và người làm chung với nguyên nhân gì?

 

Với các nhà tuyển dụng thì họ thường đánh giá cao với những người tìm việc muốn tích lũy kinh nghiệm, luyện tập các kỹ năng và họ đánh giá thấp những người không có thái độ làm việc cao. Với họ thì kinh nghiệm có thể tích lũy từ từ, kỹ năng có thể trao dồi nhưng thái độ làm việc rất khó thay đổi.

 

Những điều nên tránh:

– Đừng đòi hỏi quá cao về môi trường làm việc và đồng nghiệp ở công ty vì không có công ty nào là hoàn hảo.

 

– Đừng nên nói dối họ: Bạn nên nói sự thật với nhà tuyển dụng nếu bạn chưa có thành công hay kế hoạch nào lớn thì đừng lấy chuyện của người khác vì nhà tuyển dụng rất dễ nhận thấy được.

 

 

Những câu hỏi xử lí:

 

1. Nếu trở thành giám đốc bạn sẽ làm gì?

 

2. Nếu có nhiều tiền thì bạn loại công việc nào?

 

3. Nếu được tuyển dụng thì bạn làm gì trong tháng đầu tiên?

 

Với các công ty thì một số vị trí tuyển dụng họ cần ứng viên phải có tư duy logic, xử lí tình huống nhanh nhạy. Khi nhà tuyển dụng đưa ra các tình huống giả định để bạn giải quyết thì bạn nên đưa ra các giải pháp logic và giải thích thật cặn kẽ. Vì không có câu trả lời nào là đúng hay sai ở đây cả.

 

Những điều nên tránh:

– Bạn không nên trả lời “Tôi chưa từng gặp tình huống trên nên khộng thể đưa ra giải pháp”. Với câu trả lời này thì nhà tuyển dụng sẽ đặt dấu chấm hết cho việc bạn nỗ lực để được tuyển vào.

 

– Suy nghĩ thật lâu để chọn câu trả lời tuyệt vời nhất. Những câu hỏi trên thì không có câu trả lời nào là tốt nhất nên bạn đừng suy nghĩ quá lâu và nhà tuyển dụng đánh giá bạn không nhanh nhạy.

 

 

Những câu hỏi về văn hóa công ty:

 

1. Đối với bạn môi trường làm việc như thế nào là tốt?

 

2. Bạn thích người quản lí như thế nào?

 

3. Với những công việc cần làm thêm vào ngày lễ bạn nghĩ sao?

 

Với các nhà tuyển dụng thì những nhân viên chia sẽ gánh nặng và vượt giông bão là những người sẽ gắn bó lâu dài và luôn sẵn sàng giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

 

Những diều nên tránh:

– Bạn đừng nên đòi hỏi quá mức vì không môi trường làm việc nào ở các doanh ngiệp điều hoàn hảo. Với những điểm không phù hợp thì bạn chỉ nên đưa ra chính kiến và không nên yêu cầu họ thay đổi.

 

– Không mình muốn gì: Nếu bạn không biết mình muốn gì thì không thể thuyết phục nhà tuyển dụng về khả năng làm việc của mình.



Tài Phan có kinh nghiệm 6 năm trong ngành Digital Marketing, luôn muốn chia sẽ những kiến thức hữu ích đến với mọi người. Quan niệm sống của tôi là “Lạc quan luôn là yếu tố dẫn đến thành công, không điều gì có thể thực hiện được mà không có hy vọng và sự tự tin”.
back-to-top iconicjob