I. Resume là gì?
Resume là Hồ sơ xin việc làm. Resume thường được trình bày trên 1 trang A4, liệt kê tất cả các thông tin về kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn, trình độ học vấn, và các kỹ năng mềm cần thiết để ứng tuyển vào một vị trí công việc cụ thể.
II. Hồ sơ xin việc (Resumes và CV)
Tại Việt Nam chúng ta vẫn thường gọi chung Resume và CV là hồ sơ xin việc nói chung.
– Resume (đơn xin việc): mang ý nghĩa tóm tắt và ngắn gọn hơn CV, nhưng lại tập trung vào nhiều khía cạnh khác như thời gian học tập, lịch sử làm việc, người giới thiệu, các kỹ năng mềm và kỹ năng khác bổ trợ cho công việc, Resume thường chỉ chiếm từ 1-2 trang giấy.
– CV (Cirriculum Vitae): tập trung chủ yếu vào hồ sơ chuyên môn của ứng viên, bao gồm bằng cấp, chứng chỉ, các ấn phẩm, sản phẩm đã thực hiện, các thành tích nghiên cứu, các kết quả kinh doanh… và thường có độ dài nhiều hơn so với Resume, từ 2-3 trang giấy.
Xem hướng dẫn viết CV xin việc tiếng Anh từ A-Z TẠI ĐÂY
II. Nội dung chính Resume
1. Thông tin cá nhân
1. Họ tên.
2.Địa chỉ bạn đang sống.
3.Số điện thoại liên lạc (nên để thêm 01 số khác nếu có thể).
4.Địa chỉ Email (hãy dùng email sử dụng cho công việc, càng ngắn gọn và dễ nhớ càng tốt, nếu được bạn hãy cung cấp thêm 01 email khác dự phòng).
5.Quốc tịch và tình trạng lưu trú ( nếu được yêu cầu).
2. Trình độ học vấn
1. Thời gian học tập (tốt nhất là từ cấp 3 đến nay)
2. Các khóa học bổ trợ hoặc tu nghiệp thêm bên ngoài.
3. Chuyên ngành đào tạo.
4. Nơi đào tạo, giấy chứng nhận được cấp bởi bên nào?
5. Những thành tích bạn đã đạt được bao gồm: thành tích nghiên cứu khoa học, các thành tích cao trong cuộc thi cấp thành phố, cấp quốc gia, các thành tích đạt được từ hoạt động xã hội, chứng nhận kỹ năng mềm…
3. Kỹ năng và trình độ
1. Làm nổi bật những kỹ năng bạn có phù hợp với công việc (có thể tham khảo trên thông tin tuyển dụng hoặc những tiêu chí mà nhà tuyển dụng đưa ra).
2. Trình bày những kỹ năng về kỹ thuật, kỹ năng mềm (ví dụ như khả năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề).
3. Viết rõ những phần này ra theo từng dòng và nêu ra những dẫn chứng về các công việc mình đã từng làm với các kỹ năng mà mình có.
4. Kinh nghiệm làm việc
1. Khoảng thời gian bạn đã làm việc.
2. Tên doanh nghiệp bạn đã từng làm.
3. Vị trí công việc
4. Những công tác cụ thể bạn từng đảm nhiệm
5. Những hoạt động cộng đồng
1. Thời gian bạn tham gia.
2. Tên hoạt động – Tên tổ chức bạn tham gia
3. Kết quả đạt được: Bạn đã kêu gọi quỹ được bao nhiêu, bạn quyên góp được bao nhiêu phần quà…
6. Bằng cấp, chứng chỉ liên quan
1. Các chứng nhận, bằng đại học hoặc các khóa nghề nghiệp khác.
2. Thời gian đào tạo.
3. Tên khóa học, Nội dung khóa học và Tổ chức đào tạo, Tổ chức cấp chứng nhận.
7. Thành tích đạt được
1. Các giải thưởng, thành tích nghiên cứu cá nhân.
2. Học bổng (nếu có)
8. Sở thích
Bạn nên trình bày mục này dưới dạng liệt kê thông tin và chỉ dành một khoảng ngắn cho mục này. Việc liệt kê các sở thích cá nhân sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu thêm về bạn, xem xét về độ phù hợp với văn hóa công ty và các hoạt động ngoại khóa tại công ty.
9. Định dạng nội dung
1. Bạn nên sử dụng những font chữ chuẩn (như Times New Roman, Arial) với kích thước từ 10-12. Hoặc tốt nhất là sử dụng font chữ theo đúng định dạng CV mẫu từ nhà tuyển dụng.
2. Văn phong và từ ngữ bạn cần chọn lựa cẩn thận và thể hiện sự trang trọng (formal).
3. Đối với các thông tin quan trọng cần lưu ý, bạn nên bổ sung dấu chấm hoặc gạch đầu dòng.
4. Bạn chú ý đảm bảo khoảng cách giữa dòng và chữ phải thống nhất và cân đối, kích cỡ giãn dòng cơ bản nhất là 1,15.
5. Bố cục cần đạt được sự thống nhất trong toàn bộ CV.
Một Resume hoàn chỉnh cần phải được cân đối về bố cục, định dạng, font chữ và văn phong trang trọng
Xem làm thế nào để khác biệt hóa CV xin việc TẠI ĐÂY
10. Độ dài
1. Một mẫu CV tốt nhất chỉ nên gói gọn từ 2-3 mặt giấy A4.
2. Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm, hãy cân đối và bổ sung các thông tin cần thiết khác, tuy nhiên nếu bạn chỉ cần dùng 01 trang, hãy đảm bảo thông tin của bạn kín trong trang đó, tránh trường hợp trình bày dư 3-4 dòng vào trang sau.
III. Phong cách nội dung
1. Hybrid – cách trình bày này phù hợp với các bạn sinh viên mới ra trường, cách này sẽ mang nội dung thông tin “lai” giữa nhiều dạng CV khác nhau, kết hợp cả kiến thức, kỹ năng mềm và hoạt độn ngoại khóa trong hồ sơ của bạn.
2. Chronological (ngược lại) – thông tin trong CV sẽ được liệt kê theo trình tự thời gian (từ lâu nhất tới hiện tại) – kiểu CV này phù hợp với các nhân sự đã có nhiều kinh nghiệm và “lão làng” trong nghề.
3. Functional – cách viết này chú trọng vào các thành tích nổi bật và kinh nghiệm làm việc lâu năm – đặc biệt phù hợp nếu bạn đang có ý định nhảy việc.
Việc nhầm lẫn giữa CV xin việc và Resume thực sự không phải vấn đề quá nghiêm trọng, nhất là khi các nhà tuyển dụng hiện nay có xu hướng đáng giá cao khả năng đảm nhiệm công việc thực tế nhiều hơn là kinh nghiệm trên lý thuyết. Tuy vậy, việc nắm vững các khái niệm và thủ thuật trình bày một Resume hoàn chỉnh sẽ giúp bạn “ghi điểm” nhiều hơn trong vòng gửi hồ sơ đấy. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có được sự điều chỉnh thích hợp trong hồ sơ xin việc của mình.