iconicJob.vniconicJob Việt Nam - Career Blog

Những việc cần làm khi bạn bị loại ngay “vòng gửi xe”

Bạn mới tốt nghiệp hay vừa rời khỏi công việc hiện tại và đang trong thời gian tim viec lam, bạn đã gửi hàng chục bộ hồ sơ xin việc hoặc đã có được vài cuộc phỏng vấn nhưng vẫn chưa nhận được bất kỳ lời mời làm việc nào. Đây là lúc bạn nên có một số điều chỉnh hợp lý để tim viec nhanh hơn.

 

> 4 Việc cần phải làm khi nhận được công việc mới
> 4 Bí quyết “săn” tin tuyển dụng online
> 3 Lý do chính khiến bạn sẽ “nhảy” việc

 

Điều cần làm khi phỏng vấn thất bại

 

Điều chỉnh lại hồ sơ xin việc

 

Nếu bạn vẫn chưa nhận được lời mời phỏng vấn nào sau khoản thời gian nỗ lực gửi hồ sơ xin viec lam thì bạn nên xem xét lại hồ sơ của mình.

 

– Việc đầu tiên, hãy kiểm tra lại tất cả các lỗi chính tả hoặc ngữ pháp sau đó nhờ một người khác kiểm tra lại lần nữa.

 

– Liệt kệ những kỹ năng của bạn có một cách khoa học, các kỹ năng đó sẽ là yếu tố then chốt để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực của bạn. Đặc biệt là các kỹ năng có liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển.

 

– Hãy nhấn mạnh những thành tích mà bạn đã đạt được thay vì nêu ra những công việc mà bạn đã từng đảm nhận. Bời vì kết quả bạn đạt được luôn luôn kiến nhà tuyển dụng hứng thú, và những kết quả đó chính là tấm gương phản chiếu năng lực của bạn.

 

– Đối với thư xin việc, cần viết ngắn gọn, súc tích nêu bật được lý do tại sao nhà tuyển dụng phải lựa chọn bạn thay vì những người khác. Ngoài ra đừng quên thêm vào vị trí bạn muốn ứng tuyển, các thông tin chung về bản thân. Thư xin việc là công cụ để bạn thể hiện với nhà tuyển dụng kỹ năng đàm phán, giao tiếp của bạn. Hãy viết bằng chính ngôn ngữ của bạn, chân thành, giản dị, không cường điều, không hoa mĩ.

 

 

Xem thêm3 Lỗi nên tránh khi viết CV xin việc

 

Nâng cao khả năng phỏng vấn

 

Nếu bạn đã có một số buổi phỏng vấn nhưng vẫn chưa có được một lời mời làm việc nào thì đây là lúc bạn nên điều chỉnh lại kỹ năng phỏng vấn xin việc của mình.

 

– Bạn chỉ có 7s để tạo ấn tượng ban đầu đối với nhà tuyển dụng, vậy hãy đầu tư thật kỹ cho trang phục. Chọn những trang phục phù hợp nhất với nơi bạn ứng tuyển, không quá màu mè, không quá phá cách.

 

– Điều mà hầu hết nhà tuyển dụng muốn nghe là những trải nghiệm thực tế. Bạn sẽ nhận một điểm trừ nếu như ngơ ngác với câu hỏi “Bạn hãy chia sẻ những trải nghiệm mà bạn thấy thú vị nhất trong cuộc sống hay trong cong viec”. Hãy xây dựng cho bản thân những trải nghiệm thực tế thú vị thông qua các công việc làm thêm, tự kinh doanh, hay một vài chuyến du lịch ấn tượng.

 

– Nghiên cứu thật kỹ về công ty mà bạn đến phỏng vấn và sau đó luyện tập tất cả các câu hỏi mà bạn cho là sẽ được hỏi khi phỏng vấn. Nhà tuyển dụng rất quan tâm về khả năng bạn tự đánh giá về bản thân và nhìn nhận được điểm mạnh và điểm yếu của mình. Vì vậy hãy chuẩn bị thật kỹ các câu hỏi liên quan đến việc đánh giá bản thân.

 

– Một câu hỏi quan trọng nhất mà hầu hết các nhà tuyển dụng đều hỏi là “Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi?”, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được mức độ quan tâm của bạn với vị trí ứng tuyển khi bạn đặt ra câu hỏi. Hãy đặt ra 1 câu hỏi thông minh nhất và chân thành nhất cho nhà tuyển dụng và bạn sẽ tạo ấn tượng tốt với họ.

 

– Sau buổi phỏng vấn, việc bạn luôn luôn phải làm là gửi thư cảm ơn đến với nhà tuyển dụng. Đây không chỉ là phép lịch sự mà còn thể hiện sự văn minh trong con người bạn. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung những thông tin thiếu sót của mình đến nhà tuyển dụng.

 

– Việc cuối cùng là đừng ngại liên hệ với nhà tuyển dụng khi bạn chưa nhận được câu trả lời từ họ. Nếu bạn thất bại thì hãy hỏi nhà tuyển dụng về lý do tại sao, khi biết được nguyên nhân bạn sẽ có được kinh nghiệm cho những lần phỏng vấn sau này.



Tài Phan có kinh nghiệm 6 năm trong ngành Digital Marketing, luôn muốn chia sẽ những kiến thức hữu ích đến với mọi người. Quan niệm sống của tôi là “Lạc quan luôn là yếu tố dẫn đến thành công, không điều gì có thể thực hiện được mà không có hy vọng và sự tự tin”.
back-to-top iconicjob