Cuộc sống công sở với muôn ngàn kiểu sếp nhưng có một kiểu sếp rất ít người có thể đọc vị được, đó chính là những người sếp “cầu mong” nhân viên của mình chủ động nộp đơn xin nghỉ việc. Tuy rất khó để nhận diện nhưng dưới đây là 5 dấu hiệu mà bạn có thể cảm nhận rõ nhất khi sếp không còn trọng dụng bạn và không muốn thấy bạn ở công ty thêm nữa.
1. Sếp cư xử lạnh nhạt
Không hề dễ dàng chút nào khi bị sếp đối xử lạnh nhạt và đồng nghiệp cũng tránh xa (vì sợ bị liên lụy) nhưng đó chính xác là những gì mà bạn đang phải trải qua trong suốt thời gian này. Bạn gần như đứng ngoài cuộc trò chuyện của đồng nghiệp, sếp không buồn hỏi ý kiến bạn như mọi khi, bạn đích thị là đang bị mọi người cô lập. Mọi chuyện xảy ra theo hướng tồi tệ chỉ vì sếp muốn bạn ra đi? Hãy tự đi tìm câu trả lời cho chính mình.
2. Sếp ngày càng khó tính hơn
Trước đây, mỗi khi bạn hoàn thành công việc, sếp thường dành tặng lời khen và động viên bạn cố gắng hơn nữa. Tuy nhiên, hiện tại sếp lại quay ngoắt 180 độ, tỏ ra khó tính và thậm chí còn cáu gắt với bạn.
Sẽ không có gì đáng nói nếu sếp chỉ ra lỗi sai của bạn và hỗ trợ đưa ra các phương án khắc phục, trên thực tế, dường như sếp chỉ đang cố chỉ trích những vấn đề không quan trọng với thái độ vô lý đến khó hiểu. Rất có thể, đây là hành động với mục đích khiến bạn cảm thấy chán nản, bất lực để rồi chủ động xin nghỉ việc vì bạn biết rồi đấy, nếu sa thải bạn thì chắc chắn họ sẽ phải bồi thường một số tiền không nhỏ vì phá vỡ cam kết trong hợp đồng.
Hãy quan sát và suy nghĩ kỹ lưỡng xem bạn có mắc sai lầm gì với sếp không hay sự thay đổi này của sếp bắt nguồn từ chính sách thay đổi, cắt giảm nhân sự của công ty. Chỉ khi biết chính xác nguyên nhân thì bạn mới có cách ứng phó phù hợp.
3. Công việc chính của bạn bị sếp lấy mất
Đột ngột lấy đi công việc bạn yêu thích và giao cho bạn những việc không phải chuyên môn là một biểu hiện nữa cho thấy sếp đang không tin tưởng và hoàn toàn không đánh giá cao năng lực của bạn. Vậy bạn còn lưu luyến gì nữa, hãy chuẩn bị tất cả các bước tìm việc và lắng nghe con tim mình, đừng ngại nhảy việc nếu bạn thực sự tìm thấy môi trường bình đẳng, trọng dụng nhân tài.
4. Bạn phải dẫn chứng số liệu cho những việc mình làm
Cho đến hôm qua, bạn vẫn còn được tự do sắp xếp công việc theo kế hoạch cá nhân, không phải chịu sự kiểm soát của cấp trên, miễn là làm việc hiệu quả. Vậy mà “đùng một phát”, sếp thông báo rằng kể từ hôm nay bạn phải báo cáo chi tiết những việc đã làm và gửi chúng vào cuối ngày mà còn phải trình bày theo thứ tự thời gian rõ ràng. Việc này giúp sếp theo dõi được từng giờ, từng phút mà bạn đã trải qua.
Bạn có cảm giác bị nghi ngờ? Bạn bắt đầu nổi nóng, bực tức? Bạn chán ghét sếp và muốn rời khỏi công ty để tìm môi trường làm việc thoải mái hơn?
Có vẻ như kế hoạch của sếp bạn đang được hiện thực hóa rồi đấy. Giờ thì bạn đã hiểu ra chưa, sếp của bạn chỉ đang cố làm “trò mèo” để bạn sớm nghỉ việc mà thôi.
5. Bạn không được đào tạo, không có cơ hội phát triển
Trong khi các phòng ban khác, nhân viên khác liên tục nhận được các dự án mới, những cơ hội để phát triển sự nghiệp thì những công việc của bạn vẫn cứ lặp đi lặp lại mỗi ngày, bạn thấy mình đang dậm chân tại chỗ và không xác định được phương hướng cho tương lai. Vai trò của bạn có lẽ đã không còn quan trọng như trước và sếp đang có ý định “rút” bạn khỏi đội ngũ nhân viên. Hãy đánh giá lại con đường sự nghiệp và cân nhắc đến chuyện tìm việc làm mới.
_____________________________
Mọi thông tin liên hệ:
ICONICJOB VietNam – Cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao, mạng tim viec lam nhanh, ứng tuyển ngay việc làm mới từ các nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam