iconicJob.vniconicJob Việt Nam - Career Blog

“Mất việc như chơi” vì chỉ ra lỗi sai của sếp? Chưa hẳn!

Thỉnh thoảng, sếp sẽ mắc lỗi sai trong buổi họp và tất cả mọi người dù biết vẫn im lặng không nói gì nhưng có bao giờ bạn muốn đi ngược số đông, đứng lên để lật tẩy sếp, làm sáng tỏ vấn đề?

Trở thành “anh hùng” hay “cái gai” trong mắt sếp cũng dựa vào những lúc thế này đây, hãy cân nhắc thiệt hơn giữa im lặng và lên tiếng sửa sai giúp sếp.

Lật tẩy cái sai của sếp không phải là hành động thông minh trong mọi trường hợp, nhất là khi sai lầm ấy không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân bạn, phòng ban của bạn hay gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của công ty. Nếu bạn lúc nào cũng lên tiếng, tỏ vẻ “tinh vi” hay thông thái thì bạn sẽ bị sếp đánh giá là người thích thể hiện, phàm đã là lãnh đạo thì không một ai cảm thấy vui vẻ khi bị nhân viên “chỉnh” mình, sự nghiệp của bạn cũng coi như xong, đừng nghĩ đến chuyện thăng tiến nữa. Vậy nên, nếu không thật sự cần thiết thì tốt nhất bạn nên chọn cách im lặng.

mat-viec-nhu-choi-vi-chi-ra-loi-sai-cua-sep-chua-han-1

Đối với những lỗi sai mang tính chất nghiêm trọng (xuất phát từ việc sếp chưa có cái nhìn toàn diện, chưa được cung cấp đầy đủ thông tin), có nguy cơ dẫn đến những hậu quả không mong muốn, nếu chỉ im lặng làm theo chỉ thị thì sếp sẽ cho rằng bạn và nhóm của mình đang thể hiện sự đồng tình. Trong trường hợp thất bại, công ty chịu tổn thất nặng nề, người nhận trách nhiệm đương nhiên không ai khác ngoài các bạn. Thay vì làm rõ đúng sai một cách gay gắt, bạn có thể chia sẻ những tài liệu, hiểu biết của mình với sếp một cách riêng tư với ngầm ý nhắc khéo sếp, như vậy họ sẽ thầm biết ơn và đánh giá cao thái độ của bạn, hiệu quả công việc cũng không vì thế mà bị ảnh hưởng.

Còn nếu bạn thuộc tuýp người thích mọi chuyện rõ ràng và muốn bộc lộ quan điểm một cách công khai thì dưới đây là 2 lưu ý mà bạn nên áp dụng để tránh cho mối quan hệ với sếp trở nên căng thẳng, gay gắt.

mat-viec-nhu-choi-vi-chi-ra-loi-sai-cua-sep-chua-han-2

Cẩn thận thực hiện từng bước

Cách bạn thể hiện cảm xúc ngay trước khi bắt đầu đóng góp ý kiến có thể phản ánh mục tiêu thực sự của bạn là gì: công kích sếp hay giúp đỡ sếp. Để tránh việc sếp hiểu lầm hay có ấn tượng không tốt về mình, bạn nên bày tỏ sự tôn trọng với quyết định của họ ngay từ những phút đầu tiên rồi sau đó mới tinh tế lựa chọn cách trình bày sao cho phù hợp.

Hãy cho họ thấy bạn hoàn toàn đồng tình với những điều mà họ vừa chia sẻ, chỉ là bạn có thêm một góc nhìn khác về vấn đề, giải pháp của bạn cũng chỉ hướng đến mục đích duy nhất là mang lại lợi ích cho công ty mà thôi. Đừng quá chú tâm đến việc chứng minh sếp đang mắc sai lầm, khư khư bảo vệ quan điểm cá nhân. Chỉ cần bạn đưa ra lí lẽ và các dẫn chứng thuyết phục, sếp sẽ đủ thông minh để nhận ra đâu mới là sự lựa chọn đúng đắn.

Hãy lắng nghe ý kiến sếp

Sau phần trình bày của bạn, dù đồng tình hay phản đối thì chắc chắn sếp cũng sẽ đưa ra những ý kiến phản hồi, hãy lắng nghe thật cẩn trọng. Biết đâu trong quá trình tương tác, bạn sẽ phát hiện ra những điểm chính yếu khác có thể giúp ích cho công việc.

Một điều tối quan trọng trước khi vạch ra kế hoạch lật tẩy sếp: bạn phải chắc chắn 101% rằng bạn đang đúng đắn trong tình huống này, nếu không, bạn sẽ ra về trong sự thất bại, ngại ngùng và để khiến sếp có cái nhìn thiếu thiện cảm về bạn.

_____________________________

Mọi thông tin liên hệ:

ICONICJOB VietNam – Cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao, mạng tim viec lam nhanh, ứng tuyển ngay việc làm mới từ các nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam



Whatever happens, happens
back-to-top iconicjob